Da bụng nổi mẩn đỏ có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý về da khác nhau. Cần xác định đúng nguyên nhân bệnh, sớm điều trị dứt điểm, tránh biến chứng nghiêm trọng. Mời độc giả theo dõi bài viết dưới đây để nắm rõ về triệu chứng nổi mẩn đỏ ở bụng và hướng điều trị hiệu quả.
Nội Dung Chính
1.Nguyên nhân làm da bụng nổi mẩn đỏ
Da bụng nổi mẩn đỏ có thể là phản ứng cấp tính xuất hiện do côn trùng đốt, tiếp xúc với chất gây kích ứng hoặc do bệnh lý về da liễu gây ra. Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến nhất có thể gây triệu chứng này:
1.1.Côn trùng đốt
Đa số các loại côn trùng đều có chứa nọc độc để kiếm ăn hoặc phòng vệ. Một số loài hút máu ở người, chứa chất độc trong nước bọt, điển hình là muỗi. Một số loài vô tình bò lên người, cảm thấy bị đe dọa sẽ cắn, phun độc để phòng vệ như kiến, bọ xít… Chất độc từ các loại côn trùng có thể gây nổi mẩn đỏ, ngứa, thậm chí bỏng rát, viêm da.
1.2.Rôm sảy
Rôm sảy là tình trạng nổi mẩn đỏ li ti gây ngứa. Mẩn đỏ thường tập trung ở vùng bụng, ngực, lưng, cánh tay, sau đó lan rộng ra toàn bộ cơ thể, thường bùng phát vào mùa hè.
Khi mồ hôi tiết ra quá nhiều, bã nhờn, bụi bẩn bám lại trên da, gây bít tắc lỗ chân lông. Từ đó gây viêm da, nổi mẩn đỏ trên da.
Rôm sảy có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, phổ biến nhất là trẻ nhỏ. Đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu có thể khiến bé bị nổi mẩn đỏ ở bụng.
1.3.Dị ứng nổi mề đay
Dị ứng nổi mề đay là biểu hiện trên da xuất hiện khi hệ miễn dịch phản ứng quá mẫn với tác nhân kích ứng. Vùng da nổi mề đay hình thành những nốt ban riêng lẻ hoặc thành mảng lớn, sưng phù nhẹ, màu hồng, đỏ hoặc trắng, có ranh giới rõ ràng với các vùng da xung quanh.
2.Da bụng nổi mẩn đỏ có nguy hiểm không?
Nổi mẩn đỏ ở bụng như muỗi đốt là tình trạng khá phổ biến. Đa phần các trường hợp gặp phải tình trạng này đều có mức độ nhẹ và thuyên giảm nhanh sau khi chăm sóc, sử dụng thuốc. Vì vậy, bạn không nên quá lo lắng khi nhận thấy da xuất hiện mẩn đỏ kèm theo ngứa ngáy và châm chích.
Tuy nhiên ở một số trường hợp, nổi mẩn đỏ có thể là dấu hiệu của phản ứng dị ứng nghiêm trọng. Do đó, cần chủ động đến bệnh viện nếu triệu chứng này đi kèm với khó thở, sưng cổ họng, sưng mí mắt, choáng váng, đau đầu, hạ huyết áp,… Nếu không xử lý kịp thời, tình trạng có thể chuyển biến nặng và dẫn đến tai biến dị ứng, sốc phản vệ.
Dù không phổ biến nhưng cũng đã có một số trường hợp nổi mẩn đỏ do các bệnh lý tiềm ẩn. Khác với những nguyên nhân thông thường, da nổi mẩn đỏ ngứa như muỗi đốt do vấn đề bên trong cơ thể thường có đặc tính dai dẳng và mãn tính. Trong trường hợp triệu chứng kéo dài trong nhiều tuần, bạn nên chủ động thăm khám để kịp thời phát hiện và xử lý sớm các vấn đề sức khỏe.
3.Cách khắc phục da bụng nổi mẩn đỏ
Việc điều trị tình trạng nổi mẩn ngứa như muỗi đốt phụ thuộc vào nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của tình trạng. Do đó, đến bệnh viện để được chẩn đoán và có biện pháp điều trị phù hợp.
Bên cạnh đó, người bệnh có thể áp dụng một số phương pháp xử lý nhanh các triệu chứng như:
3.1.Biện pháp xử lý tại nhà
Trong hầu hết các trường hợp người bệnh có thể cải thiện các triệu chứng nổi mẩn ngứa như muỗi đốt tại nhà bằng các biện pháp như sau:
- Chườm lạnh có thể hỗ trợ làm co các mạch máu, giảm sưng và chống ngứa.
- Sử dụng các chất tẩy rửa nhẹ, không gây kích ứng da thay vì các loại xà phòng thơm hoặc hóa chất mạnh.
- Sử dụng nước ấm hoặc nước mát khi tắm thay vì nước nóng. Nước nóng có thể gây kích ứng da, khô da và khiến tình trạng ngứa ngáy trở nên nghiêm trọng hơn.
- Tránh che chắn hoặc băng bó khu vực nổi mẩn đỏ, điều này có thể gây tích tụ mồ hôi và khiến tình trạng ngứa trở nên nghiêm trọng hơn.
- Ngừng sử dụng mỹ phẩm hoặc các sản phẩm chăm sóc da, đặc biệt là khu vực nổi mề đay mẩn ngứa.
- Sử dụng kem dưỡng ẩm không mùi để cải thiện các triệu chứng bệnh chàm, viêm da cơ địa hoặc vẩy nến.
- Thoa kem chống ngứa vào vùng da phát ban để giảm ngứa.
- Tắm với bột yến mạch và baking soda để làm dịu các cơn ngứa và hỗ trợ làm dịu da ở bệnh nhân vẩy nến hoặc viêm da cơ địa.
3.2.Sử dụng thuốc
Một số loại thuốc có thể được chỉ định để cải thiện các triệu chứng nổi mẩn đỏ ngứa như muỗi đốt bao gồm:
- Thuốc kháng Histamin tại chỗ và đường uống có thể hạn chế các phản ứng trên da, hỗ trợ giảm ngứa.
- Thuốc bôi Corticoid: Thuốc được sử dụng để dưỡng ẩm và hỗ trợ cải thiện tình trạng nổi mẩn ngứa như muỗi đốt. Tuy nhiên, thuốc bôi Corticoid có thể dẫn đến nhiều tác dụng phụ không mong muốn, do đó sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.
- Thuốc bạt sừng Salicylic Acid: Trong trường hợp bệnh viêm da cơ địa, vảy nến hoặc chàm, người bệnh có thể sử dụng thuốc bạt sừng có chứa Salicylic Acid để cải thiện các triệu chứng và hạn chế tổn thương da.
- Kháng sinh dạng bôi hoặc uống: Trong trường hợp nhiễm ký sinh trùng hoặc có dấu hiệu viêm nhiễm da, người bệnh có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ để sử dụng thuốc kháng sinh. Sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ để tránh các tác dụng phụ không mong muốn.
Sử dụng thuốc có thể cải thiện các triệu chứng một cách nhanh chóng và hiệu quả. Tuy nhiên, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ chuyên môn để tránh các rủi ro và tác dụng phụ không mong muốn.
Xem thêm:
- Rạn da bụng khi mang thai: 10 cách điều trị an toàn hiệu quả
3.3.Chữa nổi mẩn đỏ ngứa ở bụng bằng thảo dược Đông y
Theo quan niệm Đông y, các chứng nổi mẩn ngứa trên da chủ yếu thuộc chứng tầm ma chẩn, phong chẩn khối. Căn nguyên là do chức giải độc và thải độc của gan, thận suy giảm, cơ thể cảm phải phong hàn, phong nhiệt. Độc tố tích tụ dưới da gây ngứa, nổi mẩn đỏ, nổi cục như muỗi đốt. Để loại bỏ tình trạng này các bài thuốc Đông y đi sâu đặc trị căn nguyên, từ đó giảm triệu chứng và ngăn tái phát.
Nổi bật trong số các bài thuốc Đông y chữa mề đay mẩn ngứa, dị ứng là thảo dược Tiêu ban Giải độc thang của Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc. Bài thuốc mang lại cho người bị ngứa da, nổi mẩn đỏ liệu pháp hoàn chỉnh dứt điểm bệnh chỉ sau 1 liệu trình và ngăn tái phát.
Tiêu ban Giải độc thang hòa quyện hơn 20 vị thuốc quý như bồ công anh, kim ngân cành, hồng hoa, đơn đỏ, ké đầu ngựa, phòng phong, xuyên khung, cúc tần, ngải cứu, diệp hạ châu… Các vị thuốc được phối chế theo công thức đặc biệt, kế thừa và phát triển từ hàng chục bài thuốc cổ truyền.
Sự kết hợp này giúp tăng cường chức năng gan, thông mật, hoạt huyết, lương huyết, giải độc, hóa ứ, tiêu nốt sần ngứa mẩn ngứa. Đồng thời, bài thuốc tăng cường sức đề kháng, nâng cao miễn dịch, ổn định cơ địa, chống dị ứng và ngăn ngừa tái phát bệnh hiệu quả.
4.Phòng ngừa da bụng nổi mẩn đỏ
Để phòng ngừa tình trạng nổi mẩn đỏ ngứa ở bụng hình thành và phát triển theo chiều hướng xấu, bạn có thể áp dụng một số biện pháp đơn giản sau:
- Vệ sinh bụng sạch sẽ. Đồng thời giữ vùng da này luôn khô thoáng.
- Không sữa tắm hoặc những sản phẩm vệ sinh da chứa hương liệu, chứa nhiều chất hóa học hoặc có tính tẩy rửa mạnh.
- Hạn chế mặc những bộ quần áo ôm sát vào cơ thể, mang thắt lưng bản to hay quá chặt, vải quần áo không có khả năng thấm hút mồ hôi. Đặc biệt là vào những ngày thời tiết nóng bức.
- Sử dụng kem dưỡng ẩm phù hợp cho vùng bụng.
- Trong hợp lưng nổi mẩn hoặc bị ngứa, bạn không nên chà xát mạnh hoặc gãi ngứa. Bởi hoạt động này sẽ khiến các nốt mẩn đỏ, cơn ngứa và những tổn thương lan rộng. Thậm chí có thể gây trầy xước dẫn đến nhiễm khuẩn.
- Áp dụng một chế độ ăn uống khoa học và phù hợp. Đặc biệt bạn nên thường xuyên bổ sung cho cơ thể các loại thực phẩm giàu vitamin C, vitamin E và omega-3. Bởi đây đều là những loại thực phẩm rất tốt cho sức khỏe tổng thể và làn da.
- Sinh sống và làm việc ở những nơi thông thoáng, sạch sẽ. Bạn nên thường xuyên vệ sinh nhà cửa, giặt giũ chăn ga gối nệm.
- Không sử dụng nước nóng để tắm hoặc vệ sinh da. Thay vào đó bạn nên sử dụng nước ấm hoặc nước mát để da được bảo vệ tốt hơn.
Tình trạng nổi mẩn đỏ ở bụng có thể là triệu chứng của nhiều bệnh ngoài da nghiêm trọng. Để bảo an toàn và nâng cao hiệu quả điều trị, bạn nên đến bệnh viện để xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh. Sau đó sử dụng các biện pháp chăm sóc, điều trị thích hợp theo sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Nếu còn thắc mắc gì xin liên hệ tới phòng khám Venus by Asian để được tư vấn miễn phí.