Da cánh tay bị ngứa là triệu chứng thông thường của mề đay, viêm da, chàm tổ đỉa… Nhưng cũng có thể là biểu hiện của các bệnh lý bên trong. Mặc dù không ảnh hưởng đến tính mạng, nhưng nếu không có biện pháp khắc phục các cơn ngứa sẽ kéo dài khó chịu, vùng da tay bị tổn thương và tác động tiêu cực đến chất lượng sống.
Nội Dung Chính
1.Triệu chứng của da cánh tay bị ngứa
Nổi mẩn đỏ ngứa ở cánh tay có thể biểu hiện dưới các dạng: Các nốt đỏ nhỏ li ti mọc thành đám trên da, nổi thành cục như nốt muỗi đốt, nổi thành các mảng tròn, nổi thành các tảng,… Tùy thuộc vào từng loại bệnh mà biểu hiện nổi mẩn sẽ khác nhau và sẽ có đi kèm theo các tình trạng khác như nổi mụn đầu trắng, mọc mủ, bong tróc vảy,…

2.Những nguyên nhân làm da cánh tay bị ngứa
Ngứa da cánh tay là những biểu hiện phổ biến và có thể gặp ở bất cứ ai. Mức độ, hình thái và tình trạng ngứa tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh.
Mặc dù là triệu chứng thông thường, nhưng ngứa da cánh tay có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý ngoài da hoặc bệnh bên trong cơ thể. Vậy ngứa da cánh tay là bệnh gì? Dưới đây là một số nguyên nhân gây ngứa chủ yếu.
2.1.Bệnh viêm da cơ địa
Khi có triệu chứng ngứa da cánh tay có thể bạn đã mắc bệnh viêm da cơ địa, một bệnh mãn tính. Ngoài triệu chứng ngứa, người bệnh còn có biểu hiện nổi mẩn đỏ, các nốt kích thước không đều nhau, sưng da, xuất hiện mụn nước, nứt da…
2.2.Nổi mề đay mẩn ngứa
Mề đay là một bệnh da liễu thường gặp, phát sinh khi hệ miễn dịch phản ứng quá mức với dị nguyên như thức ăn, mỹ phẩm, thời tiết, lông động vật…
Khi bị nổi mề đay, người bệnh sẽ có triệu chứng nổi mẩn đỏ hoặc hồng, kèm ngứa ở một số vùng như ngứa bắp chân, ngứa cổ tay, ngứa cổ chân hoặc ngứa khắp người. Các nốt ngứa phân bố không đều, nằm rải rác hoặc tập trung ở một vùng da nhất định.
2.3.Viêm da tiếp xúc
Đây cũng là một bệnh lý về da phổ biến, nguyên nhân là do da tiếp xúc trực tiếp với chất gây ngứa hoặc có hại như mỹ phẩm, hóa chất… Người bệnh sẽ có hiện tượng nổi mẩn màu hồng ở tay chân, ngứa dữ dội, sau vài giờ xuất hiện các nốt mẩn đỏ không đều nhau, nếu vỡ ra có dịch nước.
2.4.Bệnh chàm tổ đỉa
Người bệnh có triệu chứng nổi mụn nước ở lòng bàn tay, bàn chân, nốt sần màu đỏ, ngứa da khó chịu. Trong mụn có chứa dịch, nếu chà xát sẽ vỡ ra và gây xót, ngứa dữ dội. Sau đó các nốt sẽ đóng vảy, khô lại và có thêm các vết nứt.
Hiện chưa xác định được chính xác nguyên nhân gây bệnh chàm tổ đỉa. Tuy nhiên, bệnh thường có xu hướng phát triển khi chân, tay quá khô hoặc quá ẩm, tiếp xúc với kim loại, căng thẳng thần kinh…
2.5.Bệnh ghẻ
Đây là một bệnh phát sinh do ký sinh trùng tên Sarcoptes scabiei gây ra. Những người sống trong môi trường ẩm thấp, bẩn hoặc vệ sinh kém thì rất dễ bị ghẻ ngứa.
Khi bị loại vi khuẩn này xâm nhập vào da, vùng da này sẽ xuất hiện mụn nước và mẩn đỏ, kèm ngứa chân, ngứa tay dữ dội. Đặc biệt, người bệnh sẽ ngứa nhiều ở kẽ tay, kẽ chân, lòng bàn tay… Triệu chứng ngứa nặng nề hơn vào ban đêm, vì khoảng thời gian này những con ký sinh trùng hoạt động mạnh và tiết dịch. Nếu không được kiểm soát, bệnh ghẻ sẽ lan rộng.
2.6.Nấm da
Nấm da tay, nấm da chân có triệu chứng đặc trưng là ngứa chân tay, kèm theo nổi mẩn đỏ, có mụn nước, xuất hiện vảy khô… Khi bị nấm men tấn công, tình trạng ngứa ngáy có thể lan nhanh từ tay chân sang các vùng da khác. Một số bệnh nấm da thường gặp gồm nấm kẽ, nấm lang ben, nấm hắc lào…
2.7.Bệnh vảy nến
Bệnh vảy nến là tình trạng rối loạn da, hình thành từ vùng da chết không được đào thải. Biểu hiện của bệnh gồm ngứa chân, ngứa bàn tay, kẽ ngón chân tay, khuỷu tay, đùi, đầu gối… Các vùng da bị ngứa đỏ lan rộng dần, có phủ một lớp vảy trắng. Hiện chưa có biện pháp trị dứt điểm bệnh vảy nến.
Ngoại những nguyên nhân tác động bên ngoài còn có những nguyên do bên trong cơ thể như:
- Suy giảm tuyến giáp
- Suy thận
- Gan
- Tiểu đường
- Máu
3.Da cánh tay bị ngứa có gây nguy hiểm không?
Đa số các trường hợp bị ngứa tay đều do các bệnh da liễu gây ra như nấm, viêm da tiếp xúc, nổi mề đay… Có khoảng 5% trường hợp bệnh nhân do các bệnh như vảy nến, viêm da cơ địa, vảy nến.
Các bệnh lý này không nguy hiểm đến sức khỏe, tính mạng mà chỉ khiến người bệnh khó chịu. Triệu chứng ngứa theo thời gian sẽ dần biến mất. Tuy nhiên, nếu tình trạng ngứa kéo dài, âm ỉ và ngày càng dữ dội sẽ ảnh hưởng đến giấc ngủ, sinh hoạt.
Hơn nữa, nếu gãi nhiều da của bạn sẽ bị tổn thương, trầy xước, khiến vi khuẩn xâm nhập và làm gia tăng nguy cơ nhiễm trùng, bội nhiễm, về lâu dài sẽ để lại sẹo.

Một số ít trường hợp ngứa da chân, da là biểu hiện của các bệnh nguy hiểm bên trong cơ thể. Do đó người bệnh không nên chủ quan, khi thấy tay chân có biểu hiện bất thường cần đến ngay cơ sở y tế để khám.
4.Cách điều trị khi da cánh tay bị ngứa
Có rất nhiều cách chữa ngứa tay hiệu quả. Người bệnh cần xác định mức độ, nguyên nhân gây ngứa để lựa chọn phương pháp phù hợp nhất.
4.1.Cách khắc phục tại nhà
Với những trường hợp bị ngứa do bệnh da liễu, mức độ bệnh nhẹ, mọi người có thể áp dụng các biện pháp tại nhà để giảm khó chịu.
Ngâm tay với nước muối ấm
Nước muối có tác dụng giảm ngứa, sát trùng và ngăn viêm nhiễm. Do đó, khi bị ngứa da tay mọi người nên sử dụng nước muối ấm để ngâm khoảng 15 phút.

Chườm mát
Nếu có biểu hiện ngứa kèm nóng rát ở lòng bàn tay thì có thể chườm mát để giảm triệu chứng. Mọi người dùng túi lạnh hoặc cho viên đá vào khăn mỏng, sau đó chườm lên da. Chú ý chỉ chườm khoảng 10 – 15 phút để tránh gây bỏng lạnh.

Dùng kem dưỡng ẩm
Kem dưỡng ẩm sẽ giúp làm dịu da, giảm ngứa, giảm bong tróc và cung cấp độ ẩm cho da. Bên cạnh đó, sử dụng kem dưỡng ẩm cũng có tác dụng phục hồi tổn thương, ngăn thâm sẹo. Mỗi ngày bạn nên bôi 2 – 3 lần lên da tay, da chân bị ngứa.

Khắc phục ngứa tay bằng nha đam
Lấy 1 lá nha đam và đem rửa sạch. Cắt lớp vỏ bên ngoài, lấy phần thịt bên trong thái mỏng. Vệ sinh tay sạch sẽ và lau ráo nước. Đắp trực tiếp phần gel nha đam đã thái mỏng lên vùng da tay tổn thương. Để khoảng 15 phút cho tinh chất nha đam ngấm vào da, sau đó rửa lại với nước lạnh.

Cách chữa ngứa da tay bằng gừng tươi
Lấy 1 hoặc 2 củ gừng tươi, rửa sạch để loại bỏ đất và bụi bẩn. Cạo lớp vỏ bên ngoài và thái gừng thành từng lát mỏng. Lấy các lát gừng đắp trực tiếp lên da tay. Hoặc bạn có thể giã nát gừng, lọc lấy nước cốt và bôi lên da, nấu nước gừng để xông… Giúp giảm ngứa da hiệu quả.

Xem thêm:
- Nguyên nhân gây rạn nứt da và cách điều trị tốt nhất
- Vết rạn da ở ngực xuất hiện do đâu? Làm gì để điều trị?
Sử dụng lá mướp
Lấy khoảng 2 – 3 lá mướp tươi, đem rửa sạch. Tốt nhất ngâm lá với nước muối loãng khoảng 10 phút để để loại bỏ tạp chất, bụi và vi khuẩn và vớt ra để ráo nước. Vò nát lá mướp, cho thêm 1 ít muối hạt. Chà xát hỗn hợp lên vị trí tay, chân bị ngứa hoặc đắp khoảng 15 phút. Sau đó rửa chân, tay lại với nước sạch. Mỗi ngày sử dụng lá mướp khoảng 2 hoặc 3 lần.

Bài thuốc chữa ngứa tay từ lá trầu không
Rửa sạch 1 nắm lá trầu không, để ráo nước và vò nát. Đun khoảng 2 lít nước đến khi sôi, rồi cho lá trầu đã vò vào đun thêm khoảng 10 phút. Đổ nước lá ra chậu, hòa thêm nước vào cho đến khi nước lá ấm. Dùng nước lá trầu để ngâm và rửa da tay, chân bị ngứa.
Ngoài những bài thuốc trên, người bệnh còn có thể tham khảo cách trị ngứa chân tay tại nhà bằng các thảo dược khác như: Là trà xanh, lá khế, tỏi, yến mạch…
Tuy nhiên cần lưu ý rằng, phương pháp này chỉ giúp giảm ngứa tạm thời, không trị bệnh dứt điểm. Hiệu quả ít hay nhiều tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người.

4.2.Sử dụng thuốc Tây y
Đây là cách trị ngứa da chân tay phổ biến, được rất nhiều bệnh nhân lựa chọn. Bởi phương pháp này có ưu điểm giảm nhanh triệu chứng, thao tác đơn giản, tiện lợi sử dụng.
Tùy vào nguyên nhân, mức độ ngứa da, các bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp. Có thể là là thuốc uống, thuốc bôi, tiêm hoặc kết hợp nhiều loại thuốc. Một số loại thuốc thường được chỉ định để điều trị ngứa chân tay gồm:
- Thuốc chống ngứa bôi ngoài da.
- Thuốc kháng Histamin giảm ngứa và dị ứng.
- Thuốc kháng viêm Corticoid.
- Thuốc kháng sinh
- Thuốc kháng khuẩn.
- Thuốc giảm đau, thuốc hạ sốt.
- Thuốc chống trầm cảm
- Thuốc an thần…
Tuy nhiên, thuốc Tây y dễ gây tác dụng phụ, nhờn thuốc, ảnh hưởng đến sức khỏe. Vì vậy mọi người không nên sử dụng bừa bãi. Chỉ dùng khi có kê toa của bác sĩ da liễu. Ngoài ra, trong quá trình điều trị, nếu thấy điều gì bất thường thì nên ngưng sử dụng thuốc ngay và liên hệ với bác sĩ.

Trên đây là những thông tin chi tiết về hiện tượng ngứa da cánh tay và cách điều trị, phòng tránh hiệu quả. Hy vọng những chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn có thêm kiến thức để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình. Tuy nhiên, còn thắc mắc về vấn đề gì hãy liên hệ ngay tới phòng khám Venus by Asian để được tư vấn miễn phí.