Da chân bị lột là gì? Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả nhất

Tưởng chừng như không nguy hiểm, tuy nhiên tình trạng da chân bị lột đang trở thành nỗi băn khoăn của không ít người, đặc biệt là những người thường xuyên tiếp xúc với hóa chất độc hại. Liệu tình trạng này gây bệnh và cách xử lý ra sao? Mọi người hãy theo chân Venus by Asian tìm hiểu nhé. 

Nội Dung Chính

1. Da chân bị lột là gì?

Da chân bị lột (bệnh sừng lòng bàn chân) hay bệnh chàm khô, chàm tăng sừng là bệnh phổ biến và ai cũng có thể mắc phải. Mặc dù bệnh không gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe nhưng lại gây cho bạn cảm giác khó chịu, mất thẩm mỹ hay thậm chí gây phiền toái trong đời sống hằng ngày với các biểu hiện như sau:

  • Da lòng bàn chân bị khô, nứt nẻ, bong tróc, lâu dần dẫn đến lột da, mất hết vân chân
  • Khi tiến triển nặng hơn, đám da đỏ có ranh giới không rõ ràng, mụn nước bị tiết dịch, không có vẩy da xuất hiện
  • Ngứa đặc biệt về đêm, làm cho người bệnh mất ngủ, gãi quá nhiều làm da bị trầy xước và tình trạng nhiễm trùng cũng dễ dàng ghé thăm
  • Rối loạn sắc tố da với các đám sẩn đỏ, dày sừng, bong vảy, vị trí tổn thương da phụ thuộc vào mức độ bệnh và độ tuổi của bệnh nhân
Da chân bị lột là bệnh phổ biến và ai cũng có thể mắc phải
Da chân bị lột là bệnh phổ biến và ai cũng có thể mắc phải

2. Da chân bị lột có nguy hiểm không?

Như Venus by Asian đã nêu ở trên, da chân bị lột không nguy hiểm và không ảnh hưởng lớn đến sức khỏe. Tuy nhiên, nếu không được điều trị kịp thời, sẽ gây mất thẩm mỹ, khó chịu và mất tự tin cho nhiều người. Tại Venus by Asian có đầy đủ liệu trình chăm sóc và phục hồi lại làn da khi gặp phải tình trạng này. 

Da chân bị lột không nguy hiểm và không ảnh hưởng lớn đến sức khỏe
Da chân bị lột không nguy hiểm và không ảnh hưởng lớn đến sức khỏe

Xem thêm:

3. Nguyên nhân da chân bị lột 

Theo các chuyên gia về da liễu, da chân bị lột thường xuyên có thể xuất phát từ một trong các nguyên nhân dưới đây:

3.1. Do viêm da tiếp xúc với hóa chất

Bàn tay, bàn chân là bộ phận thường xuyên tiếp xúc với môi trường bên ngoài. Vì thế, không khó lý giải nếu chúng thường xuyên gặp vấn đề. Đặc biệt với những người lao động chân tay hay bị lột da chân do phải tiếp xúc với nhiều hóa chất có tính tẩy rửa cao: xà phòng, vôi, xi măng, kim loại nặng, các chất tẩy rửa khác,….

2.2. Bị nhiễm nấm

Đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây lột da chân. Thậm chí có những trường hợp chân bị lột da mà người bệnh cũng không hề có cảm giác ngứa. Vì thế, họ khá chủ quan và không hề hay biết mình đang bị nhiễm nấm, dẫn đến nhiều hậu quả. 

Do đó, nếu da chân của bạn bắt đầu có hiện tượng lột da, hãy đến ngay bệnh viện hay cơ sở y tế để được kiểm tra ngay nhé.

2.3. Đổ mồ hôi nhiều khi tập luyện

Môi trường ẩm ướt cùng với vi khuẩn là nguyên nhân hàng đầu gây ra hiện tượng nhiễm trùng. Trong đó, mồ hôi lại tích tụ hai điều này. Khi tập luyện mồ hôi ra quá nhiều cũng khiến lòng bàn chân dễ lột da. 

2.4. Cháy nắng

Cháy nắng thường đi kèm với các biểu hiện bỏng rát, sưng đỏ, đau rát và cuối cùng gây nên bong tróc da. Không chỉ lột da chân, mà theo các chuyên gia, cháy nắng còn là kẻ thù gây nên nhiều loại bệnh khác nữa, nặng nhất có thể kể đến là ung thư da.

Vì thế, lời khuyên cho bạn là hãy quan tâm hơn đến bàn chân để chúng không phải chịu những tác hại từ tia tử ngoại từ môi trường bên ngoài. Bạn nhớ bôi kem chống nắng đầy đủ và chú ý che chắn cho cơ thể thật cẩn thận khi ra đường.

2.5. Chàm bội nhiễm

Sự giãn nở da có thể gây nên tình trạng chàm bội nhiễm. Bệnh này sẽ làm người bệnh bị lột da chân kèm theo ngứa, khô da khắp cơ thể.

2.6. Cơ thể bị mất nước

Nước rất cần thiết đối với mọi hoạt động của đời sống. Mất nước không chỉ làm cơ thể mệt mỏi, làm giảm trao đổi chất trong cơ thể, sinh ra nhiều độc tố gây mụn trứng cá mà còn khiến cho bàn chân bị bong tróc, lột da.

2.7. Rửa chân tay quá nhiều lần trong ngày

Chúng ta không phủ nhận lợi ích của việc rửa chân tay mỗi ngày. Tuy nhiên, khi quá lạm dụng, nó sẽ gây tác dụng ngược. Việc vệ sinh quá sạch sẽ nhiều lần trong ngày sẽ vô tình làm trôi đi lớp dầu bảo vệ của da, gây khô da, dẫn đến hiện tượng bong tróc, lột da hoặc viêm da.

3. Cách xử lý khi da chân bị lột như thế nào?

Chữa bệnh phải chữa tận gốc. Vì thế, việc điều trị bệnh lột da chân cũng phải đi từ nguyên nhân gây bệnh. Xác định nguyên nhân và khắc phục là việc làm đầu tiên, cần thiết cho mọi người đang bị căn bệnh này chi phối. Bên cạnh đó, bạn hãy kết hợp thực hiện các biện pháp dưới đây. 

  • Bôi kem dưỡng ẩm: để có làn da mềm mịn, ẩm mượt, hãy nhớ bôi kem dưỡng ẩm 2 lần mỗi ngày
  • Trường hợp lột da chân kèm theo tình trạng ngứa: tham khảo thêm các nhóm thuốc kháng histamin để giảm triệu chứng
  • Không tự ý lột da chân hoặc dùng bàn chải chà mạnh hay xát muối để làm bong da nhanh vì có thể gây ra chảy máu, nhiễm trùng
  • Hạn chế làm các công việc như giặt đồ, rửa chén, lau nhà, đánh máy vi tính, đánh đàn,… Tránh mang giày dép thường xuyên 
  • Tắm đúng cách: chỉ nên tắm dưới 10 phút với nước ấm thay vì nước nóng, nước nóng sẽ “hút hết” độ ẩm tự nhiên trên da
  • Chọn dòng sản phẩm sữa tắm dịu nhẹ, có độ pH hợp lý, không quá cao để tránh tẩy rửa quá mạnh
  • Bổ sung các vitamin đầy đủ cho cơ thể như: ăn nhiều trái cây, hoa quả xanh,… Để hạn chế tình trạng bong tróc da
Bạn hãy chăm sóc da chân bằng cách bôi kem dưỡng ẩm 2 lần mỗi ngày
Bạn hãy chăm sóc da chân bằng cách bôi kem dưỡng ẩm 2 lần mỗi ngày

Trên đây là những tipsVenus by Asian đã tổng hợp lại cho những ai đang đối mặt với tình trạng lột da chân. Hy vọng những thông tin hữu ích này sẽ giúp mọi người khắc phục được tình trạng này và không để lại loại bệnh ngoài da này trở thành mãn tính.