Bạn có từng nghĩ đang “hành hạ” đôi chân của mình mỗi khi lênh khênh trên đôi giày cao gót, xếp hàng đợi trà sữa …. Quên rằng nó ngày một yếu đi do làm việc “quá sức”. Da chân dày, nứt nẻ gây trở ngại cho cuộc sống. Vậy nguyên nhân gây bệnh, cách khắc phục như thế nào? Mọi người cùng Venus by Asian theo dõi bài viết này nhé.
Nội Dung Chính
1. Da chân dày là gì?
Cơ thể rất dễ mất nước qua da, đặc biệt khi thời tiết hanh khô. Lúc này, da trở nên khô hơn, đặc biệt có những nơi như lòng bàn chân có hiện tượng da chân dày, hay còn gọi là dày sừng.
Dày sừng là sự dày lên của da chân, nhất là ở vùng gót. Đây là hậu quả của hiện tượng khô da, khi tình trạng mất nước qua da vượt quá lượng nước cung cấp cho cơ thể. Bệnh biểu hiện khác nhau tùy theo mức độ bệnh:
- Ở mức độ nhẹ: da dày lên ở vùng gót chân, sờ vào có cảm giác khô cứng
- Khi tiến triển nặng hơn, người bệnh hầu như mất cảm giác hoàn toàn, không có cảm giác thật của bàn chân
- Bệnh trở nên trầm trọng, da dày lên nhiều, người bệnh sẽ cảm thấy đau vùng gót khi di chuyển, có thể bị bong tróc, nứt nẻ, gây chảy máu
Những người mắc các bệnh như vảy nến, viêm da cơ địa, hoặc cơ địa da khô thì dễ xuất hiện tình trạng này.
2. Nguyên nhân gây dày sừng bạn nên tránh
Có rất nhiều nguyên nhân khiến da chân của bạn gặp phải tình trạng này, nhưng nguyên mọi người thường mắc phải và hay bỏ qua đó là tiếp xúc với hóa chất.
Bàn tay, bàn chân luôn là nơi tiếp xúc, đôi khi là trực tiếp đến các hóa chất độc hại, là một trong những nguyên nhân gây dày da chân. Một số chế phẩm rất hay gặp trong sinh hoạt phải kể đến là: Các chất tẩy rửa, xà phòng, bột giặt, các loại vật liệu xây dựng: xi nặng,… Hóa chất trong phòng thí nghiệm gây bất lợi cho da chân.
Chúng chứa các hóa chất tẩy, ăn mòn da như acid, xút ăn gây tình trạng ngứa, rát. Vì thế, những người công nhân trong các khu công nghiệp, những người nội trợ là những đối tượng có nguy cơ mắc rất cao.
3. Cách điều trị da chân dày hiệu quả
Khi bạn đang phải đối mặt với vấn đề này, đừng quá lo lắng. Hãy để chuyên gia mách cho bạn những cách dưới đây nhé.
- Nếu dày sừng ít: Có thể bôi mỡ salicylic 5% hoặc benzosali
- Dày sừng nhiều: Có thể bôi mỡ salicylic 5% vào buổi sáng, và bôi diprosalic vào buổi tối trong khoảng từ 2 – 3 tuần
- Nếu có viêm da kèm theo như: mụn mủ, mụn nước, da sần đỏ lên thì phải đi khám và sử dụng thuốc kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ da liễu.
- Khi ngứa nhiều, uống một trong các thuốc kháng histamin như: loratadin, clorpheniramin, cetirizin… trong 7 – 10 ngày và bổ sung thêm vitamin E, C
Ngoài ra, đối với da chân dày và có nhiều vết nứt sâu hằn sâu, rõ trên da, bạn hãy dùng kem dưỡng dạng kem bôi lên toàn bộ vùng da chân bị tổn thương này. Đợi cho đến khi kem thẩm thấu toàn bộ vào da thì bạn hoạt động bình thường. Một ngày bạn nên bôi từ 3 – 4 lần hoặc nhiều hơn để da được cấp ẩm.
Bạn nhớ tẩy da chết cho bàn chân tối thiểu 1 lần/ tuần. Có thể dùng bàn chải chuyên dụng chà chân và tẩy da chân nhẹ nhàng. Tuyệt đối không dùng các loại dao cạo hay các dụng cụ sắc nhọn khác, nếu bạn không muốn trên chân có các vết tổn thương sâu hơn.
4. Cách để ngăn ngừa da chân dày như thế nào?
Tuy nhiên, nếu da chân của bạn đang bình thường, bạn cũng nên chú ý chăm sóc thật tốt để tránh xảy ra hiện tượng dày da chân với các biện pháp phòng tránh sau đây
4.1. Không dùng xà phòng, không ngâm nước
Hạn chế tiếp xúc với các hóa chất ăn mòn da. Không rửa chân quá nhiều lần trong ngày sẽ làm mất đi độ ẩm tự nhiên trên da. Đi tất thường xuyên, đặc biệt là khi trời hanh khô và bạn tuyệt đối không được tắm hoặc ngâm chân với nước quá nóng rất dễ gây ra hiện tượng khô da.
Xem thêm:
- Bí kíp dành cho con gái bị rạn da ở tuổi dậy thì ít ai biết
4.2. Hạn chế đi giày cao gót
Giày cao gót giúp chị em trở nên quyến rũ, thanh mảnh hơn nhưng việc đi quá nhiều sẽ khiến chân bị đau và lâu dần xương bàn chân không được tốt. Bạn nên chọn cho mình các loại giày dép có đế mềm, để phẳng và đúng kích thước chân.
4.3. Sử dụng các chế phẩm dưỡng ẩm, làm mềm da
Vaselin, vitamin E, lacticare, baby care… Là những sản phẩm dưỡng da được nhiều khách hàng tin dùng và bạn nên sử dụng ngay sau tắm và sau khi rửa tay chân. Để giảm nguy cơ tái lại tình trạng da chân dày thì bạn nên sử dụng quanh năm để hạn chế mất nước, giảm tình trạng khô da.
Venus by Asian hy vọng những chia sẻ đầy bổ ích trên đây sẽ phần nào giúp các bạn khắc phục mọi vấn đề về đôi chân. Tự tin diện những đôi giày mà mình ưa thích. Tại website của Venus by Asian còn rất nhiều cách làm đẹp hay ho, kiến thức xoay quanh về sức khỏe nên mọi người nhớ ghé trang web thường xuyên nhé.