Các lớp da có nhiệm vụ rất quan trọng trong việc bảo vệ cơ thể, giúp điều hòa thân nhiệt, ngăn ngừa tình trạng cơ thể mất nước và duy trì độ ẩm cần thiết. Đặc biệt, một làn da khỏe khoắn láng mịn sẽ giúp các cô gái tự tin hơn trong cuộc sống hàng ngày. Vậy da mặt có mấy lớp? Hãy cùng Venus by Asian tìm hiểu sâu hơn nhé!
Nội Dung Chính
1.Định nghĩa về da
Da chiếm khoảng 16% tổng trọng lượng của cơ thể, nằm ở mặt ngoài, tiếp xúc trực tiếp với môi trường sống. Da giống như một tấm áo tự nhiên bảo vệ cơ thể chống lại các tác nhân có hại bên ngoài và có chức năng bài tiết, điều hòa nhiệt độ cơ thể. Tổng diện tích da ở người trưởng thành là 1,2-2m2.
2.Da mặt có mấy lớp?
Da người có 3 lớp: Thượng bì, trung bì và hạ bì. Thượng bì có nguồn gốc phôi thai từ lá thai ngoài, bản chất là biểu mô. Trung bì có người gốc phôi thai từ lá thai giữa, bản chất là mô liên kết. Ngoài ra còn có các phần phụ của da như lông, tóc, móng, tuyến mồ hôi và tuyến bã nhờn.
3.Chức năng của mỗi lớp da mặt
3.1.Biểu bì
Thượng bì là lớp da ở phía ngoài cùng mà chúng ta có thể nhìn và chạm vào được, lớp biểu bì bảo vệ chúng ta tránh khỏi các độc tố, vi khuẩn là tránh mất các chất lỏng cần thiết. Nó bao gồm 5 lớp tế bào. Các tế bào được sản sinh ở lớp trong cùng, di chuyển đến bề mặt da. Từ đó, chúng phát triển và trải qua nhiều sự thay đổi. Đây chính là quá trình được biết như là quá trình sừng hóa (hay sự hình thành sừng ở biểu bì), khiến mỗi lớp của tầng biểu bì trở nên khác biệt.
- Lớp đáy (hay stratum basale) là lớp trong cùng của biểu bì nơi các tế bào keratinocyte được sản sinh.
- Lớp tế bào gai (hay Stratum spinosum) là các tế bào keratinocytes sản sinh chất sừng (các sợi protein) và trở nên có hình con suốt.
- Lớp hạt (hay stratum granulosum) là các tế bào sản sinh ra các hạt nhỏ và các hạt này di chuyển lên trên, biến đổi thành chất sừng và các lipid biểu bì khi quá trình sừng hóa bắt đầu,
- Lớp bóng (hay stratum lucidum) là khi các tế bào bị ép nhẹ, trở nên bằng phẳng và không thể phân biệt được
- Lớp sừng (hay stratum corneum) là lớp ngoài cùng của biểu bì, trung bình có khoảng 20 lớp da và các tế bào chết đã được dát mỏng, phụ thuộc vào vùng da của cơ thể. Những tế bào chết này bong ra thường xuyên trong quá trình tróc vảy. Lớp sừng là nơi cư trú của các tuyến mồ hôi và các tuyến bã nhờn.
3.2.Trung bì
Lớp trung bì là lớp tiếp theo của cấu tạo da nằm ở giữa. Đây là lớp da dày nhất chứa nhiều collagen và elastin khiến cho da đàn hồi và dẻo dai hơn. Đây đều là những loại protein quan trọng với collagen chịu trách nhiệm hỗ trợ cấu trúc da và elastin giúp phục hồi làn da. Lớp trung bì cũng chứa các dây thần kinh, tuyến mồ hôi, tuyến bã nhờn, nang lông và mạch máu.
- Lớp nhú (Papillary dermis) là lớp sát biểu bì. Lớp nhú gồm hệ sợi collagen liên kết lỏng lẻo, đóng vai trò tạo sức căng cho biểu bì. Tại lớp nhú, các mao mạch và tiểu thể xúc giác Messener xen lẫn. Trong đó, mao mạch sẽ vận chuyển dinh dưỡng và oxy đến lớp đáy biểu bì và nhận các chất khác đi. Các tiểu thể xúc giác thì nhận các tín hiệu từ biểu bì.
- Lớp lưới (reticular dermis) là phần chính của biểu bì. Tại lớp lưới, các cấu trúc các sợi collagen, elastin chạy song song với bề mặt da, quyết định độ mạnh, khả năng kéo căng và độ đàn hồi của da. Tại lớp lưới còn có mạch máu, nang lông, gốc móng, tuyến bã nhờn, tuyến mồ hôi và các thụ thể thần kinh.
3.3.Hạ bì
Hạ bì còn gọi là lớp mỡ dưới da, chứa mô liên kết, nhiều mạch máu, thần kinh … để đảm bảo cho da sống và thực hiện các chức năng của mình, cấu trúc gồm nhiều tầng ngăn, liên kết với nhau tạo thành nhiều ô, chứa nhiều chất mỡ. Ở hạ bì có nhiều mạch máu lớn. Hạ bì bao gồm lớp đáy và lưới, chúng giúp giảm sự tác động từ bên ngoài và làm lành vết thương, giúp nuôi dưỡng biểu bì, loại bỏ chất thải.
4.Cách bảo vệ làn da của bạn
4.1.Thiết lập chu trình dưỡng da khoa học
Để chăm sóc da khỏe mạnh không thể thiếu đi sự chăm sóc kĩ càng. Chăm sóc da phải bao gồm các bước cơ bản trong như làm sạch – dưỡng ẩm và chống nắng. Ngoài ra, các loại da được chia thành các loại như khô, dầu và thường, do vậy chúng ta nên chọn các sản phẩm phù hợp cho da để da không bị kích ứng.
Xem thêm:
- Những dấu hiệu bị rạn da khi mang thai và cách khắc phục
- Lý do gây rạn da ở nam giới và 7 cách khắc phục nhanh nhất
4.2.Chống nắng cho da
Một trong những cách bảo vệ da đơn giản nhất là chống nắng cho da. Nhất là khi trời nắng, da ngoài việc cần được che chắn bằng quần áo thì da còn cần được thoa kem chống nắng để bảo vệ trực tiếp việc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
4.3.Uống nhiều nước
Nước chiếm tới 70% ở da, khi được hấp thụ vào các tế bào da sẽ tăng khả năng đàn hồi, tăng cường độ ẩm cho da. Cung cấp đủ nước, đủ ẩm sẽ khiến da săn mịn, ẩm mượt, khỏe khoắn và hỗ trợ tốt cho quá trình ngăn ngừa lão hóa.
4.4.Bổ sung các dưỡng chất tốt cho da
Các dưỡng chất như vitamin C, E … hỗ trợ làm sáng và giúp da trở nên khỏe khoắn hơn. Mọi người có thể bổ sung bằng cách ăn các thực phẩm chứa các chất từ rau quả hàng ngày hoặc uống trực tiếp các loại thuốc thực phẩm chức năng có trên thị trường
4.5.Tẩy tế bào chết cho da
Tẩy tế bào chết cho da giúp các lỗ chân lông thông thoáng, loại bỏ các lớp sừng trên bề mặt đa. Mọi người có thể sử dụng các loại bột như đậu đỏ, trà xanh để tẩy da chết hoặc có thể sử dụng các sản phẩm tẩy tế bào chết vật lý hoặc hóa học chuyên biệt có chất lượng tốt và hiệu quả trên thị trường.
Da mặt có mấy lớp là kiến thức cơ bản nhất giúp mọi người hiểu rõ về cơ chế và chức năng của da từ đó mọi người biết cách chăm sóc da tốt hơn. Đối với các làn da nhạy cảm như da mụn cần có cách chăm sóc đặc biệt hơn. Venus by Asian chúc các bạn có một làn da khỏe đẹp và hồng hào.