Da mông bị nổi mụn: Nguyên nhân và cách khắc phục nhanh chóng nhất

 

Da mông bị nổi mụn khiến bạn luôn khó chịu, đau rát khi mặc quần, ngồi trên ghế,… Gây ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt hàng ngày. Nếu mọi người không can thiệp và xử lý vấn đề ngay thì bệnh sẽ trở nên nặng hơn kèm với những hậu quả về sau khó điều trị. Venus by Asian sẽ giúp mọi người tìm ra nguyên nhân và cách phương pháp điều trị dứt điểm. 

Nội Dung Chính

1. Da mông bị nổi mụn là gì?

Da mông bị nổi mụn là do bị viêm nang lông. Khi bề mặt da có những vết nứt sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn tụ cầu (Staphylococcus Aureus) tấn công thông qua những vết nứt này và dẫn đến nhiễm trùng. Khi nhiễm trùng trở nên nặng hơn sẽ dẫn đến mụn nhọt và gây đau đớn cho người bệnh.

Da mông bị nổi mụn là do bị viêm nang lông
Da mông bị nổi mụn là do bị viêm nang lông

2. Nguyên nhân da mông bị nổi mụn

Để có thể điều trị dứt điểm tình trạng da mông bị nổi mụn thì điều đầu tiên bạn cần phải biết rõ nguyên nhân gây bệnh do đâu? 

  • Ngồi một chỗ lâu
  • Mặc quần áo bó sát với chất liệu cứng: bò, thô,…
  • Mặc quần áo vẫn còn ẩm ướt
  • Mặc đồ nội y quá chật
  • Không tắm rửa, thay đồ lót thường xuyên
  • Mắc những bệnh ngoài da: bệnh vảy nến, bệnh ghẻ, bệnh mề đay,…
  • ….

3. Cách điều trị da mông bị nổi mụn

Bệnh lý ngoài da này không gây nguy hiểm tới sức khỏe người bệnh tuy nhiên không điều trị sớm diễn biến bệnh sẽ rất phiền phức và làm giảm đi chất lượng cuộc sống. Venus by Asian chia sẻ đến mọi người những cách điều trị dưới đây.

3.1. Điều trị bằng phương pháp tự nhiên

Dưới đây là một số cách chữa mụn nhọt ở mông được nhiều người chia sẻ trên các trang thông tin diễn đàn về da liễu, làm đẹp.

3.1.1. Lá trầu không khắc phục tình trạng da mông bị nổi mụn

Lá trầu không có khả năng sát khuẩn cao, làm dịu da tốt. Hơn nữa còn dễ tìm kiếm, giá thành rẻ và an toàn, lành tính đối với cả vùng da mông đang bị tổn thương. Cách thực hiện như sau:

  • Bước 1: chuẩn bị từ 20 – 30 lá trầu không lá còn xanh, nguyên vẹn
  • Bước 2: rửa sạch và vò nát lá trầu không
  • Bước 3: đun toàn bộ lá trầu không đã chuẩn bị ở trên với 2 – 3 lít nước và tắt bếp khi sôi
  • Bước 4: đợi nước nguội bớt và đổ toàn bộ lượng nước này ra chậu 
  • Bước 5: ngồi ngâm mông vào chậu nước và dùng lá trầu không chà xát nhẹ nhàng lên toàn bộ vùng da bị tổn thương cho đến khi nước nguội
  • Bước 6: vệ sinh lại vùng da này với nước ấm và lau khô
  • Bước 7: mọi người nên sử dụng từ 2 – 3 lần/tuần, vì nếu ngâm da mông hàng ngày với lá trầu không rất dễ bị thâm da mông
Lá trầu không có khả năng sát khuẩn cao, làm dịu da tốt
Lá trầu không có khả năng sát khuẩn cao, làm dịu da tốt

Xem thêm:

3.1.2. Nha đam tươi

Trong nha đam chứa lượng lớn các loại vitamin A, B, C, E, axit folic, các nguyên tố vi lượng:  kẽm, magie… Những chất này có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm. Những tổn thương trên da: mẩn ngứa, đỏ rát sẽ được làm dịu, giảm bớt tình trạng ngứa da, ngăn chặn việc xuất hiện mụn. Cách chữa da mông bị nổi mụn với nha đam được thực hiện như sau:

  • Bước 1: rửa sạch nha đam, tách vỏ và chỉ lấy phần thịt bên trong nha đam 
  • Bước 2: bôi lớp gel nha đam lên vùng da mông đang bị bệnh sau khi đã vệ sinh sạch sẽ vùng da này
  • Bước 3: massage và đợi cho đến khi hỗn hợp này khô
  • Bước 4: rửa lại vùng da bôi nha đam với nước và lau khô nhẹ nhàng bằng khăn sạch
  • Bước 5: mọi người nên đắp nha đam tươi từ 2 – 3 lần/tuần để ngăn ngừa các nút mụn mọc nhiều hơn
Nha đam làm dịu, giảm bớt tình trạng ngứa da
Nha đam làm dịu, giảm bớt tình trạng ngứa da

3.2. Điều trị bằng Tây y

Sau một thời gian điều trị da mông bị nổi mụn nhưng bạn thấy làn da không được cải thiện thì mọi người hãy tìm đến cách điều trị mạnh tay hơn. Uống thuốc Tây y theo kê đơn của dược sĩ, bác sĩ. Một số loại thuốc được các bác sĩ khuyên dùng gồm: 

  • Thuốc khử trùng Betadine
  • Dung dịch sát khuẩn rivanol 1% hoặc nitrat bạc 1%
  • Cồn lode 3%
  • Fucidin
  • Eosine
  • Những loại thuốc chứa thành phần Benzoyl Peroxide
  • Những loại thuốc bôi: Clotrimazole, Miconazol, Ketoconazol… Giúp tiêu vi khuẩn, giảm ngứa và làm dịu da
Thuốc Tây y giúp tiêu vi khuẩn, giảm ngứa và làm dịu da
Thuốc Tây y giúp tiêu vi khuẩn, giảm ngứa và làm dịu da

3.3. Điều trị bằng thuốc Đông y

Bên cạnh việc điều trị da mông bị nổi mụn mà những loại thuốc Tây y mà Venus by Asian gợi ý ở trên, mọi người có thể tìm hiểu thêm những bài thuốc Đông y nữa nhé. Nếu bạn lựa chọn điều trị bệnh bằng phương pháp này thì cần phải tìm hiểu thật kỹ những phòng khám y học cổ truyền uy tín, có tiếng để không xảy ra những điều ngoài ý muốn khi điều trị bệnh. 

Thuốc Đông y điều trị da mông bị nổi mụn rất an toàn cho da
Thuốc Đông y điều trị da mông bị nổi mụn rất an toàn cho da

4. Lưu ý khi áp dụng cách trị da mông bị nổi mụn tại nhà

Đây là bệnh khá phổ biến và rất dễ bị tái phát. Để ngăn ngừa bệnh ngoài da này, mọi người cần lưu ý những điều sau: 

  • Luôn mặc quần áo khô, sạch sẽ, rộng rãi: đối với đồ lót nên chọn chất liệu cotton giúp da mông thông thoáng, thấm hút mồ hôi, đối với quần áo chỉ mặc quần áo khô, hạn chế mặc chật
  • Vệ sinh da sạch sẽ: luôn vệ sinh vùng da mông nói riêng và da body nói chung hàng ngày, ngay sau khi tắm phải lau da mông, da body thật khô
  • Chà xát nhẹ nhàng trên da: từ việc tẩy tế bào chết cho đến việc tắm rửa hàng ngày bạn không nên chà xát mạnh tay vào vùng da đang bị tổn thương sẽ khiến viêm nang lông nặng và gây mụn nhiều hơn
  • Tuyệt đối không nặn mụn, cậy mụn vùng da mông, việc làm này rất dễ dẫn đến việc mụn lan ra khắp mông
  • Không sử dụng sản phẩm chăm sóc vùng da mông chứa cồn, chất tạo mùi dễ bị dị ứng
  • Hạn chế ăn những đồ ăn, thức uống gây mụn: nước ngọt, đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ cay nóng,…
Luôn mặc quần áo khô, sạch sẽ, rộng rãi
Luôn mặc quần áo khô, sạch sẽ, rộng rãi

Trên đây là những cách điều trị da mông bị nổi mụn từ tình trạng nhẹ đến nặng. Venus by Asian mong rằng những chia sẻ trên sẽ giúp mọi người nhanh chóng lấy lại được bờ mông láng mịn, trắng hồng. Venus by Asian cảm ơn các độc giả đã quan tâm và đọc hết bài viết này.