Da vành tai bị ngứa có thể là những biểu hiện ban đầu của bệnh nấm, viêm tai. Thế nhưng bạn chỉ nghĩ rằng đây là ngứa tai ngoài da thông thường mà thôi. Phải làm gì để biết rõ bạn có bị những loại bệnh mà Venus by Asian kể trên hay không thì mọi người nhớ đọc thật kỹ toàn bộ nội trong bài viết này nhé.
Nội Dung Chính
1. Triệu chứng khi da vành tai bị ngứa
Dưới đây là những triệu chứng cụ thể khi bạn bị ngứa da vành tai, để bạn tránh nhầm lẫn với những bệnh khác về tai.
- Ngứa vành tai với tần suất liên tục, khi bệnh càng nặng ngứa càng nhiều và gây khó chịu cho mọi sinh hoạt hàng ngày của bạn
- Xuất hiện những mảng bám màu trắng xung quanh vành tai và có thể lây lan sang tận ống tai
- Da vành tai ửng đỏ, thậm chí mọc mụn mủ, mụn nước khi mụn vỡ ra dẫn đến viêm loét, chảy dịch mủ
- Khi có những tác nhân bên ngoài như gió, thời tiết thay đổi da vành tai dễ bị ngứa, sần sùi, tái đỏ,…
- Trong trường hợp bị nặng vùng da vành tai có thể bị sưng tấy, chảy nước từ bên trong ra ngoài
2. Nguyên nhân da vành tai bị ngứa
Ngứa tai, ngứa da vành tai là loại bệnh khá phổ biến. Phần lớn ai trong chúng ta đều đã từng mắc phải. Từ đây, bạn dễ dàng nhận thấy có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh như:
2.1. Làm sạch tai quá mức
Chúng ta thường có thói quen sử dụng những dụng cụ chuyên dụng để lấy ráy tai khi tai ngứa, thậm chí là thực hiện công việc này thường xuyên. Tuy nhiên, bạn lại không biết rằng chính việc làm sạch tai quá mức sẽ là thủ phạm để vi khuẩn tấn công vành tai hay bất kì vùng tai nào của bạn.
Ráy tai có tác dụng chống thấm nước và bảo vệ đôi tai của bạn. Với đặc tính kháng nấm và kháng khuẩn để giúp ngăn ngừa nhiễm trùng.
2.2. Nhiễm trùng tai
Da vành tai bị ngứa là một trong những triệu chứng ban đầu của bệnh nhiễm trùng tai. Đi kèm với các triệu chứng khác như: đau tai, chảy mủ tai,… Đây là những biểu hiện chắc chắn bạn bị nhiễm trùng tai rồi nhé. Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây hại cho tai của bạn là làm hỏng thính giác.
2.3. Nước trong tai
Đây là một loại nhiễm trùng ảnh hưởng đến tai ngoài, vành tai và ống tai hay còn được gọi là viêm tai ngoài .Tai của những người thường xuyên bơi lội, tắm dưới vòi hoa sen hay gặp phải tình trạng này. Đó là do nước vẫn còn trong tai chưa thoát được hết ra ngoài.
Với điều kiện ấm áp của ống tai, đây là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn phát triển và gây nhiễm trùng. Sẽ tạo vết xước trong ống tai, vành tai và tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào những vết xước này.
Xem thêm:
- 5 phương pháp trong thẩm mỹ rạn da được lựa chọn nhiều nhất 2022
- Bí kíp làm mờ vết rạn da bằng những cách cực đơn giản ít ai biết
2.4. Mắc bệnh về da
Da vành tai bị ngứa dễ là bạn bị mắc phải những bệnh ngoài da như: bệnh chàm, bệnh vảy nến, viêm da,…
3. Phương pháp điều trị da vành tai bị ngứa
Hãy hạn chế sử dụng bất kỳ sản phẩm nào có khả năng gây kích ứng da tai. Những sản phẩm này bao gồm: bông tai và các đồ dùng chuyên dụng để lấy ráy tai.
Luôn trao đổi với bác sĩ trước khi dùng thuốc mỡ hoặc thuốc nhỏ vành tai để không gây ra những triệu chứng khó chịu hay biến chứng bất thường. Ngoài ra, nếu sâu bên trong tai màng nhĩ bị tổn thương, bạn không nên sử dụng bất kỳ loại thuốc mỡ hoặc thuốc nhỏ nào trừ khi bác sĩ kê đơn cụ thể.
- Thuốc mỡ kháng sinh
- Dầu dành cho em bé giúp làm mềm vùng da vành tai bị ngứa
- Thuốc mỡ bôi steroid làm giảm viêm, ví dụ như 0.1% kem hydrocortisone hoặc kem betamethasone 0,1%
- Sử dụng dung dịch pha loãng cồn tẩy rửa, axit axetic hoặc hydrogen peroxide để vệ sinh vùng da bị tổn thương
4. Phòng ngừa da vành tai bị ngứa
Phòng bệnh hơn chữa bệnh, để giảm thiểu tình trạng da vành tai bị ngứa bạn cần thực hiện nghiêm túc những điều dưới đây:
- Không làm sạch tai bằng bông gòn, tăm xỉa răng,… Việc làm này không lấy đi ráy tai mà còn làm tổn thương tai và đẩy ráy tai vào sâu bên trong
- Đeo nút tai khi đi bơi để nước không vào tai
- Sử dụng máy sấy tóc ở nhiệt độ thấp và sấy ở khoảng cách xa tai để làm khô da vành tai và bên trong tai
- Dùng khăn khô, sạch để lau khô những vùng da bên ngoài tai
Tóm lại nếu bạn thấy da vành tai bị ngứa hay có những biểu hiện lạ, bất thường thì tốt nhất nên đi thăm khám bác sĩ để hiểu rõ tai của mình đang mắc phải vấn đề gì. Từ đó, việc điều trị dễ dàng hơn. Với những chia sẻ trên, Venus by Asian mong rằng phần nào giúp ích được cho độc giả để không mắc phải căn bệnh phức tạp này.