Những cách khắc phục khi bị ngứa da bầm tím nhanh nhất

Ngứa da bầm tím không phải là vấn đề gì nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu tình trạng này xảy ra thường xuyên thì cơ thể bạn đang có những báo động về tình trạng sức khỏe đấy nhé. 

Bạn cần hết sức chú ý đến những biểu hiện bất thường trên cơ thể để có những phương án điều trị kịp thời. 

1. Ngứa da bầm tím là gì?

Ngứa da bầm tím là hiện tượng những mạch máu khi vận chuyển máu qua lại giữa tim, các mô và cơ quan của cơ bị vỡ. Lúc này các hồng cầu sẽ thoát khỏi thành mạch, thoái hóa và xuất hiện vết bầm tím, vàng, xanh dương và ngứa da. 

Ngứa da bầm tím là hiện tượng những mạch máu bị vỡ
Ngứa da bầm tím là hiện tượng những mạch máu bị vỡ

2. Những nguyên nhân gây nên ngứa da bầm tím

Để hiểu rõ hơn về những dấu hiệu bất thường trên da bị bầm tím và ngứa, mọi người hãy đọc kỹ những nguyên nhân gây dưới đây:

  • Chức năng hoạt động gan kém tức là khả năng chuyển đổi những protein cần thiết trong quá trình đông máu bị tụt giảm và các vết bầm tím xuất hiện nhiều hơn
  • Người bị bệnh máu khó đông hoặc không đông là nguyên nhân bị ngứa da bầm tím, đó là do cơ thể thiếu những protein cần thiết cho quá trình đông máu
  • Cơ thể thiếu hụt trầm trọng những vitamin cần thiết: vitamin C, vitamin K, với những biểu hiện sau: chảy máu chân răng, tróc da tay, da chân, xuất hiện những vết bầm tím ngứa,…
  • Nếu xuất hiện nhiều vết bầm tím ở trên khắp cơ thể, sau một thời gian không tự hết thì nguy cơ bạn bị bệnh tiểu đường là cao đấy nhé
  • Dấu hiệu lão hóa ngày một rõ nét hơn, khả năng tự sản sinh collagen và lớp mỡ bảo vệ da giảm

3. Biểu hiện nghiêm trọng về ngứa da bầm tím cần phải đến bác sĩ

Nếu bạn gặp phải những dấu hiệu như bên dưới, thì có nghĩa tình trạng ngứa da bầm tím không còn là vấn đề bình thường để bạn xem nhẹ nữa đâu nhé.

  • Sưng và đau liên tục ở vùng da bị bầm tím
  • Vết bầm tím xảy ra đồng thời với việc xương bị gãy
  • Đã qua một thời gian rất dài mà không có dấu hiệu cải thiện
  • Bị bầm tím dưới móng tay, móng chân và gây ra đau đớn, mưng mủ, sưng vù
  • Bị bầm tím cùng với chảy máu nướu, chân răng, mũi, miệng
  • Vết bầm tím thâm đen
Ngứa da bầm tím sẽ có nhiều biểu hiện khác nhau
Ngứa da bầm tím sẽ có nhiều biểu hiện khác nhau

4. Xử lý khi bị ngứa da bầm tím như thế nào?

Bị bầm tím và ngứa có thể điều trị tại nhà nhưng vẫn đạt hiệu quả cao. Mọi người hãy tham khảo ngay nhé.

4.1. Dùng đá lạnh để chườm

Sử dụng một chiếc khăn sạch bọc lại những viên đá lạnh, sau đó dùng để chườm lên vùng ngứa da bầm tím. Nên chườm nhiều lần trong ngày, mỗi lần chườm cách nhau từ 1-2 tiếng.

Mẹo hay ho này chỉ đạt tác dụng trong vòng 72 tiếng bắt đầu từ lúc bạn phát hiện và càng chườm đá càng sớm càng tốt. Việc làm này có tác dụng khiến mạch máu, mô bị chấn thương co lại, giảm tình trạng xuất huyết dưới da. Ngoài ra, khi bạn ngứa gãi bị bầm tím cũng có thể dùng cách này nhé. 

Sử dụng một chiếc khăn sạch bọc lại để chườm lên vùng ngứa da bầm tím
Sử dụng một chiếc khăn sạch bọc lại để chườm lên vùng ngứa da bầm tím

Xem thêm: Ngứa rát da mặt do đâu? Cách khắc phục nhanh chóng nhất

4.2. Giấm táo trị ngứa da bầm tím

Giấm táo có tác dụng lưu thông máu, giảm dị ứng trên da và dùng để điều trị ngứa da bầm tím, giảm thâm khá hiệu quả. Bạn hãy pha một lượng giấm táo vừa đủ với nước lạnh. Sau đó, dùng bông gòn hoặc khăn mặt sạch nhúng vào hỗn hợp nước này và đắp lên vết bầm tím bị ngứa. Bạn chỉ cần làm thường xuyên ình trạng này sẽ không còn nữa. 

Giấm táo có tác dụng lưu thông máu, giảm dị ứng trên da
Giấm táo có tác dụng lưu thông máu, giảm dị ứng trên da

4.3. Túi trà đã qua sử dụng

Trà có khả năng làm giảm tình trạng bầm tím ngứa da. Bạn chỉ cần sử dụng túi đã qua sử dụng và cho vào nước nóng. Sau đó đắp trực tiếp lên vùng da này. Việc đắp trà thường xuyên sẽ nhanh chóng cải thiện những vết bầm tím ngứa da.

Trà có khả năng làm giảm tình trạng bầm tím ngứa da
Trà có khả năng làm giảm tình trạng bầm tím ngứa da

Xem thêm:

4.4. Trứng luộc

Chúng ta đã quá quen thuộc với việc sử dụng trứng luộc để làm giảm vết thâm, vết sưng.  Sử dụng một quả trứng luộc chín, đã bóc vỏ và còn nóng. Sử dụng miếng vải mỏng để bọc quả trứng. Sau đó lăn qua lăn lại quả trứng lên vết thâm cho đến khi trứng nguội đi.

Trứng luộc làm giảm vết thâm, vết sưng
Trứng luộc làm giảm vết thâm, vết sưng

4.5. Sử dụng thuốc giảm đau

Đối với những trường hợp đã sử dụng những cách trên và kèm theo đau khi đụng nhẹ vào những vết bầm này thì bạn nên tìm đến thuốc giảm đau. Bạn nên sử dụng acetaminophen (thuốc giảm đau và hạ sốt) để giảm đau theo chỉ dẫn của dược sĩ hay bác sĩ. 

Venus By Aisan hy vọng rằng với những chia sẻ trên đây, mọi người có thể hiểu rõ bản thân mình bị ngứa da bầm tím là do đâu? Những mẹo hay ho để những vết thâm, tình trạng ngứa da biến mất. Mọi người nhớ theo dõi Venus By  Asian để cập nhật thông tin mới mỗi ngày nhé. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *