Lý giải nguyên nhân và triệu chứng khi bị ngứa da nổi mày đay

Ngứa da nổi mề đay là một hiện tượng ngoài da đặc trưng bởi các vết đỏ, phù nề trên cơ thể kèm với các cơn ngứa khó chịu. Bài viết dưới đây của Venus by Asian sẽ giúp các bạn có cái nhìn tổng quan về bệnh này. 

Nội Dung Chính

1. Ngứa da nổi mề đay là gì?

Mề đay hay còn được gọi là mày đay là một bệnh lý biểu hiện ngoài da. Đặc trưng bởi sự xuất hiện cấp tính các nốt phồng rộp, phù nề với các kích thước và hình dạng khác nhau, kèm theo màu đỏ. Khi nổi mề đay, phản ứng đi kèm của cơ thể là các cơn ngứa ngáy, cảm giác nóng rát, châm chích trong vài giờ hoặc kéo dài vài ngày. 

Tuy nhiên tình trạng này có thể kéo dài lâu hơn tùy vào cơ địa mỗi người. Ngứa da nổi mề đay gây cho người bệnh cảm giác khó chịu và thậm chí gây bất tiện trong nhiều hoạt động hàng ngày. 

Mề đay là mày đay là một bệnh lý biểu hiện ngoài da
Mề đay là mày đay là một bệnh lý biểu hiện ngoài da

2. Triệu chứng ngứa da nổi mề đay

Bệnh ngứa da nổi mề đay có nhiều biểu hiện khác nhau đối với cơ địa của từng người. Các triệu chứng mề đay kèm ngứa đỏ có thể xuất hiện ở bất kỳ bộ phận nào của cơ thể, đặc biệt là những nơi nhiều nếp gấp, đổ nhiều mồ hôi. Các dấu hiệu của bệnh bao gồm:

  • Xuất hiện các mảng sần, nốt phồng rộp màu đỏ, nút phù nề sưng trên bề mặt da toàn thân
  • Khi dùng tay ấn vào các nốt phồng đỏ thì chúng chuyển sang màu trắng
  • Cảm giác ngứa ngáy, châm chích, phồng rộp trên da. Cảm giác này tăng lên lúc chiều tối. Nếu người bệnh gãi có thể dẫn đến trầy xước da, chảy máu, để lại sẹo. 
  • Mẩn đỏ, phát ban: Kích thước các nốt mẩn khác nhau tùy vị trí xuất hiện trên cơ thể, có thể tập kết lại thành các đám phù
  • Khi bệnh diễn biến nặng hơn, có thể xuất hiện các triệu chứng khác như: khó thở, xuất hiện các nốt mụn nước, nhiễm trùng vùng da bị mề đay nhiều
Bệnh ngứa da nổi mề đay có nhiều biểu hiện khác nhau
Bệnh ngứa da nổi mề đay có nhiều biểu hiện khác nhau

Xem thêm:

3. Nguyên nhân ngứa da nổi mề đay

Ngứa da nổi mề đay là một phản ứng bảo vệ cơ thể trước những tác nhân gây hại. Nguyên nhân của ngứa da nổi mề đay rất đa dạng, có thể do các chất gây dị ứng xâm nhập cơ thể. 

Khi đó cơ thể con người sẽ có phản ứng kích thích hệ thống miễn dịch và giải phóng ra nhiều chất, trong đó phải kể đến histamin. Histamin là một chất được tạo ra từ những tế bào miễn dịch (gồm có tế bào mast, các tế bào bạch cầu,…), nhằm mục đích loại bỏ các tác động đến từ các yếu tố gây ra tình trạng dị ứng. 

Tuy nhiên, tùy từng cơ địa và nồng độ các histamin mà cơ thể mỗi người lại cho phản ứng và dẫn đến tình trạng ngứa da nổi mề đay khác nhau. Như vậy, có thể tổng hợp lại một số nguyên nhân cụ thể gây ngứa da nổi mề đay như sau:

  • Các yếu tố dị nguyên trong không khí sinh hoạt và làm việc như bào tử nấm, vảy da của động vật hoặc phấn hoa từ các cây cỏ bay lơ lửng trong môi trường
  • Cơ địa mỗi người có thể dị ứng với các loại thực phẩm cụ thể khác nhau như: sữa, trứng, cá, hải sản,….
  • Bị dị ứng với một hoặc một số thành phần trong loại thuốc đang sử dụng, đặc biệt là các thuốc nhóm NSAID và thuốc trị tăng huyết áp
  • Bị côn trùng đốt: Khi đốt cơ thể người, một số loại côn trùng có thể tiết một số chất độc gây sưng viêm, mẩn đỏ và đau nhức cho người
  • Dị ứng với các hóa chất, các chất tẩy rửa hoặc với một số vật liệu như cao su, vải tổng hợp,…
  • Một số trường hợp nổi mề đay và ngứa còn do người bệnh có vấn đề về rối loạn nội tiết tố: quá trình thai nghén, bệnh liên quan đến tuyến giáp, phụ nữ giai đoạn mãn kinh, tiền mãn kinh,…
  • Do mắc một số bệnh nhiễm trùng, nhiễm khuẩn như viêm họng do vi khuẩn liên cầu gây ra, nhiễm trùng đường tiết niệu, hoặc do mắc bệnh lý tự miễn như lupus ban đỏ
  • Thân nhiệt thay đổi do nhiệt độ biến đổi đột ngột hoặc sau khi vận động, tập luyện thể dục thể thao
  • Tuy nhiên một số trường hợp mề đay mẩn ngứa mãn tính thường không xác định được nguyên nhân gây ra bệnh cụ thể

4. Điều trị ngứa da nổi mề đay như thế nào?

Tình trạng ngứa da nổi mề đay là một phản ứng dị ứng của cơ thể trước các tác động của những yếu tố dị nguyên. Chính vì vậy đây thường là một số biểu hiện cấp tính. Thông thường, các tình trạng ngứa da nổi mề đay nhẹ có thể tự hết sau vài giờ hoặc 1 đến 2 ngày. Do đó, bạn có thể để tự khỏi mà không cần phải điều trị. 

Tuy nhiên cần phải tìm hiểu nguyên nhân để hạn chế hoặc loại bỏ hoàn toàn, tránh để cơ thể tiếp xúc dị nguyên để hạn chế tình huống bệnh trở thành mãn tính và tiến triển phức tạp. 

Khi bệnh có diễn biến nặng hơn, người bệnh không nắm được nguyên nhân hoặc bị ảnh hưởng bởi các bệnh nền sẵn có. Bệnh nhân cần đến khám ở các cơ sở khám chữa bệnh uy tín.  

Để điều trị các triệu chứng ngứa da nổi mề đay, bác sĩ thường chỉ định một số thuốc như nhóm thuốc kháng histamin, nhóm thuốc corticoid, adrenaline….. Tuy nhiên, các thuốc này cần được sử dụng theo hướng dẫn của bác sĩ. 

Bệnh nhân cần đến khám ở các cơ sở khám chữa bệnh uy tín
Bệnh nhân cần đến khám ở các cơ sở khám chữa bệnh uy tín

Ngứa da nổi mề đay không phải là một bệnh nguy hiểm và khó điều trị nếu bạn chú ý đến nguyên nhân và hạn chế tiếp xúc với chúng. Venus by Asian mong rằng với các thông tin ngắn gọn trên đây, bạn đọc đã có cái nhìn tổng quan nhất về bệnh.