Rạn da trong quá trình mang thai là điều không thể tránh khỏi. Tuy đã lường trước được sẽ bị rạn da khi mang thai nhưng các chị em vẫn cảm thấy mất tự tin trong cuộc sống, đặc biệt là đời sống vợ chồng. Các chị em trong giai đoạn mang thai thường kiêng dè sử dụng các sản phẩm dưỡng da nên vô tình tạo điều kiện cho các vết rạn xuất hiện nhiều hơn vì làn da thiếu được chăm sóc. Vậy những biểu hiện của rạn da trong quá trình mang thai và cách khắc phục là gì? Cùng theo dõi trong bài viết dưới đây nhé
Nội Dung Chính
1.Những dấu hiệu bị rạn da khi mang thai là gì?
Rạn da ở phụ nữ mang thai thường bắt đầu từ tháng thứ 5 – 6 của thai kỳ trở đi cho thai nhi phát triển mạnh trong giai đoạn này. Dấu hiệu ban đầu các mẹ bầu thường gặp đó là cảm thấy ngứa ngáy râm ran ở vùng bụng, đùi, mông, ngực,…
Tùy thuộc vào cơ địa của từng người mà rạn da xuất hiện ở các bộ phận và mức độ khác nhau. Có những người không xuất hiện rạn mặc dù mang thai cũng khá lớn, có người lại rạn chằng chịt. Điều này xảy ra vì collagen dưới da của mỗi người là khác nhau.
Các vết rạn sau khi có biểu hiện ngứa ngáy thì sẽ hiện lên với hình thái là những đường nứt mỏng trên bề mặt da, sau đó sẽ chuyển sang màu đỏ, hồng hoặc tím, nâu tùy vào màu da. Khi sờ lên các vệt nứt này sẽ thấy hơi gợn tay. Các vết rạn này dần dần sẽ chuyển sang màu xám hoặc trắng và đây là giai đoạn khó điều trị hơn khi các vết rạn còn mới.
2.Rạn da khi mang thai xảy ra do đâu?
Như đã nói ở nhiều bài viết khác, rạn da xuất hiện do sự đứt gãy collagen dưới da. Rạn da có thể xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau: do tăng giảm cân đột ngột, do mang thai hoặc rạn da tuổi dậy thì,… Dưới đây là 1 số nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến rạn da khi mang thai.
2.1. Do di truyền
Các vết rạn cũng có thể do di truyền mà có. Nếu bố mẹ các chị em bị rạn thì nguy cơ bị rạn ở các chị em là rất cao.
2.2. Tuổi mang bầu quá cao hoặc quá thấp
Rạn da trong quá trình mang thai xảy ra khi thai nhi trong bụng phát triển nhanh chóng, collagen dưới da của các mẹ bầu thiếu hụt và độ đàn hồi của da kém khiến việc tăng kích thước vòng bụng nhanh hình thành nên nhiều vết rạn. Đối với những mẹ bầu lớn tuổi thì khả năng rạn sẽ cao hơn khi da đã mất dần khả năng đàn hồi vì giai đoạn lão hóa. Các chị em mang thai khi còn quá trẻ cũng dễ để lại rạn do cấu trúc da chưa hoàn chỉnh.
2.3. Tăng cân quá nhanh
Tăng cân quá nhanh ở bất cứ ai, bất cứ độ tuổi nào cũng có thể để lại rạn chứ không riêng gì quá trình mang thai. Ở thai phụ, chuyện tăng cân quá nhanh là việc không thể tránh khỏi. Khi đó các vết rạn sẽ xuất hiện nhanh và nhiều ở bụng, đùi, mông và ngực.
2.4. Đã bị rạn da ở tuổi dậy thì
1 trong những dấu hiệu cho thấy bạn sẽ bị rạn da đó là tuổi dậy thì đã để lại rạn. Rạn da tuổi dậy thì hình thành do cơ thể cao lớn quá nhanh. Rạn da tuổi dậy thì sẽ là 1 dấu hiệu cho thấy làn da của các chị em cũng có sự thiếu hụt collagen.
2.5. Thai nhi quá lớn hoặc sinh đôi, sinh ba trở lên
Thai nhi phát triển lớn khiến vòng bụng của các mẹ phải căng ra nhiều, hoặc do mang thai sinh đôi, sinh ba cũng khiến vòng 2 phải căng ra quá mức. Khi đó da không kịp thích nghi và đàn hồi cũng sẽ hình thành nên các vết rạn ngứa ngáy.
2.6. Chế độ ăn thiếu dinh dưỡng
Nhiều mẹ bầu lo sợ ăn quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe bản thân và em bé nên ăn không đủ chất khiến làn da thiếu đi sự đàn hồi.
2.7. Lười tập thể dục thể thao hoặc do thay đổi hormon, nội tiết tố trong cơ thể.
Không chăm luyện thể thể thao trước và trong quá trình mang thai sẽ tăng nguy cơ bị rạn da cao hơn các chị em chăm vận động khác.
Ngoài ra thay đổi hormon và nội tiết tố trong quá trình mang thai khiến cơ thể bị rạn.
Xem thêm: Rạn da đùi – Nguyên nhân và tổng hợp các điều trị hiệu quả
3.Phải làm gì nếu có dấu hiệu rạn da khi mang thai?
Dù biết rạn da trong quá trình mang thai là điều không tránh khỏi, nhưng các chị em có thể ngăn chặn và khắc phục bằng những cách dưới đây
3.1. Có chế độ dinh dưỡng hợp lý
Chế độ dinh dưỡng đủ chất sẽ giúp làn da các mẹ bầu khỏe mạnh hơn. Nạp vào cơ thể các chất có lợi sẽ giúp cơ thể có khả năng tái tạo lại lớp collagen đã đứt gãy, giúp da săn chắc đàn hồi hơn.
3.2. Uống nhiều nước
Uống nhiều nước là phương pháp làm đẹp không thể thiếu. Bổ sung đủ nước cho cơ thể sẽ giúp các chị em có làn da đủ ẩm và khỏe mạnh.
3.3. Thường xuyên tập thể dục thể thao
Tập thể dục thể thao khi mang thai sẽ tăng cường sức khỏe cho các mẹ bầu và cũng hỗ trợ để có làn da khỏe mạnh.
Xem thêm:
- Vết rạn da màu tím: Nguyên nhân và cách điều trị tốt nhất
- Nguyên nhân rạn da ở tuổi dậy thì – cách điều trị tốt nhất
3.4. Kiểm soát cân nặng hợp lý
Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý để cân nặng luôn được kiểm soát tốt sẽ tránh dẫn đến tình trạng da căng quá nhanh do mẹ hoặc em bé tăng cân đột ngột.
3.5. Sử dụng các loại tinh dầu tự nhiên chăm sóc da
Các loại tinh dầu tự nhiên sẽ là sự lựa chọn tuyệt vời cho các mẹ trong giai đoạn mang thai sợ sử dụng hóa chất ảnh hưởng đến sức khỏe và em bé. Các loại tinh dầu hỗ trợ điều trị rạn phải kể đến dầu dừa, dầu ô liu, dầu argan,… đều chứa hàm lượng Vitamin E cao giúp làn da khỏe mạnh hơn.
3.6. Sử dụng kem điều trị rạn da
Kem điều trị rạn da trên thị trường rất nhiều loại khác nhau, đều được điều chế phù hợp với phụ nữ mang thai nên các chị em không cần lo lắng sẽ có chất gây hại đến em bé nhé.
3.7. Lối sống lành mạnh, nghỉ ngơi, giữ tinh thần thoải mái mà tâm lý vui vẻ.
Lối sống lành mạng sẽ giúp làn da được nghỉ ngơi thư giãn và tăng quá trình trao đổi chất. Làn da sẽ không bị sạm hoặc khô khi tâm lý các chị em luôn được vui vẻ.
Khách Hàng Điều Trị Rạn Da bằng Laser Ultrapulse Plus tại Venus by Asian
Rạn da khi mang thai tuy không ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe nhưng lại là 1 gánh nặng tâm lý khiến các chị em khó có thể giữ được tâm lý thoải mái vui vẻ. Vậy nên tìm được phương thức điều trị sớm sẽ giúp chị em lấy lại được tự tin sau khi thực hiện thiên chức làm mẹ. Nếu bạn còn vấn đì gì thắc mắc xin vui lòng liên hệ tới phòng khám Venus by Asian để được tư vấn nhanh nhất.