Nứt da bàn chân là gì? Bệnh nứt da bàn chân có nguy hiểm đến tính mạng không? Tất tần tật những vấn đề xoay quanh chủ đề này sẽ được Venus by Asian đào sâu và mang đến những kiến thức hữu ích cho bạn đọc.
Nội Dung Chính
1. Biểu hiện khi bị nứt da bàn chân
Mọi người rất dễ nhầm lẫn bệnh nứt da bàn chân với những bệnh viêm nhiễm ngoài da thông thường. Dưới đây là một số biểu hiện rõ ràng khi bị nứt da bàn chân.
- Da chân bong tróc, nứt nẻ và nặng hơn là lan ra những bộ phận khác trên cơ thể nếu không chữa trị kịp thời
- Thỉnh thoảng sẽ thấy những vùng nứt da bàn chân bị chảy máu, sưng phù do cọ xát nhiều với giày dép
- Da bị đỏ ở lòng bàn chân, ngứa trong trường hợp thời tiết thay đổi bất ngờ
- Ở những vùng da bị đỏ thỉnh thoảng xuất hiện những mụn nước nhỏ li ti
- ….
2. Nguyên nhân nứt da bàn chân
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng nứt gót chân vô cùng đa dạng và sẽ có những nguyên nhân chính sau:
- Da chân bị khô do tần suất sử dụng những sản phẩm có chất tẩy rửa nhiều: xà phòng, nước rửa bát,…
- Vào mùa lạnh sử dụng nước quá nóng hay sử dụng các loại quạt sưởi thường xuyên
- Đi bộ nhiều hay đứng quá lâu cũng là nguyên nhân dẫn đến nứt da bàn chân
- Thường xuyên đi giày cao gót hoặc giày không có miếng đệm bảo vệ phần gót chân
- Bị bệnh vảy nến
- Nứt da bàn chân do bị viêm da dị ứng nặng
- Theo nghiên cứu, bị nứt da chân có thể là bệnh do di truyền từ bố mẹ từ khi sơ sinh
- Thiếu hụt các chất dinh dưỡng cần thiết cho da trầm trọng như vitamin A, C, D, E, B
- Nguồn nước sử dụng hàng ngày bẩn
- …
3. Những cách trị nứt da bàn chân hiệu quả
Để điều trị nứt da bàn chân có rất nhiều cách khác nhau. Venus by Asian giới thiệu đến mọi người vài cách dưới đây dễ dàng thực hiện tại nhà và hiệu quả trên da khiến bạn bất ngờ.
3.1. Làm sạch chân đúng cách
Tại sao phải làm sạch chân và làm sạch chân đúng cách là như thế nào? Da chân cũng giống như da mặt vậy, cũng cần được tẩy da chết, dưỡng ẩm đầy đủ. Tuy nhiên, mọi người thường bỏ qua da chân và những ai bị nứt da chân thì công việc này cần phải được làm thường xuyên hơn.
Bạn nên tẩy da chết từ 1-2 lần/tuần. Bạn có thể sử dụng tẩy da chết cho da mặt để dùng cho vùng da bàn chân bị nứt hoặc dùng muối tinh nấu ăn hàng ngày. Bạn cần phải lưu ý, là khi tẩy tế bào chết không được bóc những mảng da bị tróc, không kỳ cọ mạnh bề mặt da.
3.2. Sử dụng những sản phẩm cung cấp độ ẩm cho da vùng da chân bị nứt
Như Venus by Asian đã chia sẻ ở trên, da khô là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng nứt da bàn chân. Mà da khô thì chúng ta sẽ cần cấp ẩm cho da. Sau bước vệ sinh vùng da chân bị bệnh, ban dùng khăn bông mềm thấm nhẹ nhàng nước trên da và bôi kem dưỡng ẩm lên vùng bị nứt da bàn chân. Bạn nên dùng khăn riêng cho bàn chân.
3.3. Đắp mặt nạ riêng biệt khi bị nứt da chân
Mặt nạ để trị nứt da bàn chân thì rất nhiều, nhưng sử dụng loại mặt nạ nào vừa dễ thực hiện, dễ tìm kiếm nguyên liệu và đạt hiệu quả cao. Tất cả những tiêu chí này sẽ có hết trong những loại mặt nạ mà Venus by Asian giới thiệu dưới đây.
3.3.1. Mặt nạ chuối chín, bơ
Trong chuối chín và bơ chứa vitamin B, vitamin E cung cấp độ ẩm cho da và điều trị vùng gót chân bị nứt nẻ khá tốt. Bạn chỉ cần sử dụng một quả chuối chín, nửa quả bơ và xay nhuyễn hỗn hợp này. Đắp mặt nạ lên vùng da chân bị nứt, chờ khoảng 15 phút và sửa sạch lại với nước ấm.
Xem thêm: Nứt da ngón tay do đâu? Phải làm sao để điều trị nhanh nhất
3.3.2. Trị nứt da bàn chân với mặt nạ bột gạo, mật ong và dấm
Hỗn hợp này có tác dụng tẩy tế bào chết, tái tạo da và chống viêm. Bạn trộn đều hỗn hợp trên theo tỉ lệ như sau: 3 thìa bột gạo, 1 thìa mật ong và 3 thìa giấm táo. Sau khi đã ngâm vùng da chân bị nứt bằng nước ấm, lau khô và đắp mặt nạ này lên. Sau 15 phút rửa lại với nước ấm.
Xem thêm:
- 7 cách chữa rạn da ở bắp chân an toàn và hiệu quả nhất
- Rạn da ở đầu gối, Cách điều trị hiệu quả nhất hiện nay
4. Cách ngăn ngừa khi bị nứt da bàn chân
Bạn đã tốn công sức, tiền bạc để điều trị nứt da bàn chân nhưng lại quên mất cách phòng ngừa khiến bệnh tái phát, như vậy thật là uổng phí. Vì vậy, bạn phải lưu ngay lại những cách phòng ngừa căn bệnh này quay lại.
- Tuyệt đối không được bóc vảy da chân, kỳ cọ vùng da bị nứt quá mạnh bằng các vật dụng cứng (bàn chải) sẽ khiến vùng da bị bệnh “đau” và tình trạng viêm nhiễm da nặng hơn
- Hạn chế tiếp xúc với nước nhất có thể, đặc biệt là nguồn nước bẩn, ô nhiễm
- Ngâm chân trong nước lâu tạo điều kiện dễ dàng cho những vi khuẩn trong nước mà mắt thường khó nhìn thấy xâm nhập vào vùng da bị tổn thương
- Sử dụng nước quá nóng cũng không hề tốt chút nào trong việc ngăn ngừa bệnh nứt da bàn chân
- Nên mang theo kem giữ ẩm bên người để thoa vùng da bàn chân bị nứt, luôn đảm bảo chân có đủ độ ẩm
- Thường xuyên vệ sinh chân sạch sẽ đặc biệt đối với người bị nứt da bàn chân
- Sử dụng giày dép đúng vừa với kích thước chân và chọn chất liệu thông thoáng
- Ăn nhiều rau xanh, hoa quả để bổ sung các loại vitamin khoáng chất cơ thể còn thiếu giúp tăng sức đề kháng cho da
- Hạn chế ăn uống những thực phẩm dễ gây ra tình trạng dị ứng như hải sản, đậu tương,… Để vùng da ở chân bị tổn thương không bị ngứa, đỏ,…
Nứt da bàn chân không phải là một loại bệnh nặng. Song nếu bạn bỏ mắc, không quan tâm dẫn đến việc bị đau nhức, chảy máu vào những thời tiết chuyển mùa, hanh khô. Bạn cần xác định đúng nguyên nhân gây nên nứt da bàn chân để tìm được cách điều trị phù hợp cũng như mang lại tính thẩm mỹ như ban đầu cho đôi chân.