Nứt da hậu môn, nứt kẽ hậu môn và những điều cần lưu ý

Những bệnh lý hậu môn đặc biệt gây khó chịu, chẳng hạn như những vết nứt da hậu môn hay còn gọi là nứt kẽ hậu môn. Một số biểu hiện đáng chú ý như đau khi đại tiện, đại tiện lẫn máu và cảm giác đau rát. Khi nào bệnh trở nên nặng hơn và cần can thiệp thăm khám chuyên sâu với bác sĩ? 

Nội Dung Chính

1.Nứt da hậu môn là gì?

Để phát hiện sớm những tổn thương ở vùng hậu môn, nếu có cảm giác đau rát hoặc xót buốt khi đại tiện thì rất có thể bạn đã bị nứt ra hậu môn. 

Hình ảnh thăm khám cho thấy tổn thương là vết rách ở da, vết rách đi từ rìa hậu môn ở ngoài vào tới đường lược phía trong. Đi kèm với vết nứt da hậu môn có thể là một búi trĩ nhỏ hoặc mảnh da thừa, trong là một nhú phì đại. Vậy nên thông thường, bệnh nhân mắc trĩ hay nứt kẽ hậu môn sẽ có cả búi trĩ. các vết loét và nhú phì đại. 

Nứt da hậu môn gây khó chịu trong khi tiểu tiện, đại tiện 
Nứt da hậu môn gây khó chịu trong khi tiểu tiện, đại tiện

2.Những triệu trứng khi bị nứt da hậu môn

Nếu bạn có những triệu chứng sau, rất có thể bạn đã bị nứt da hậu môn:

– Máu đỏ tươi trên phân hoặc giấy vệ sinh sau khi đi cầu.

– Một vết nứt có thể nhìn thấy ở vùng da xung quanh hậu môn.

– Một mẩu da thừa gần vết nứt hậu môn.

Nứt da hậu môn do phân cứng hoặc táo bón xảy ra quá lâu mà không có phương án cải thiện. Người bị táo bón trong thời gian dài, ngồi cầu lâu thường hay có vấn đề về hậu môn, dần dẫn tới bệnh trĩ. 

3.Nguyên nhân nứt da hậu môn

Nhiều người nóng trong thường bị các bệnh lý về đường hậu môn như đi cầu khối phân lớn hoặc cứng, táo bón và rặn nhiều khi đi cầu, tiêu chảy mãn tính, quan hệ tình dục qua đường hậu môn và một số trường hợp nứt da hậu môn ở phụ nữ sau sinh. 

Một nguyên nhân nữa là từ việc hậu môn trực tràng bị viêm nhiễm khiến phân đi qua sẽ tạo thành ổ viêm, hình thành vết nứt. 

  • Thiếu máu tại chỗ làm ổ loét không lành được gọi là loét thiếu máu
  • Người có bệnh HIV, giang mai, lao hậu môn – trực tràng hoặc các bệnh như ung thư hậu môn trực tràng

Như vậy, nguyên nhân gây nứt ra hậu môn đến từ cả lý do chủ quan và khách quan. Tránh được những lý do trên thì những dấu hiệu và triệu chứng của nứt kẽ hậu môn/nứt da hậu môn sẽ giảm đáng kể. 

Người có bệnh lý nền về hậu môn- trực tràng thường bị nứt da hậu môn cấp và mãn tính 
Người có bệnh lý nền về hậu môn- trực tràng thường bị nứt da hậu môn cấp và mãn tính

4.Cách điều trị khi bị nứt da hậu môn

Khi có vấn đề về hậu môn trực tràng, người bệnh nên đi thăm khám sớm để phát hiện bệnh kịp thời. Một số trường hợp nứt da hậu môn do đại tiện phân cứng sẽ tự khỏi sau vài ngày, nhưng nếu tình trạng đó diễn ra thường xuyên hơn thì không nên chủ quan. 

Một số cách điều trị:

4.1.Đầu tiên hãy thay đổi lối sống sao cho lành mạnh hơn

Uống nhiều nước, không sử dụng nhiều cà phê, rượu bia vì chúng gây mất nước. Chế độ ăn giàu chất xơ để tránh táo bón. Mỗi ngày trung bình mỗi người cần sử dụng 200 – 300gram hoa quả tươi và rau xanh để đảm bảo tiêu hoá dễ dàng.  

Khi bị táo bón nên sử dụng thuốc làm mềm phân, không nhịn đại tiện vì thói quen xấu này gây ra dồn ứ phân ở trực tràng, làm trầm trọng hơn các vết nứt da hậu môn. 

Tạo thói quen tiểu tiện – đại tiện nhanh chóng, tránh vừa ngồi nhà vệ sinh vừa xem điện thoại. 

Ngâm nước ấm là cách chữa lành vết thương hậu môn tự nhiên. Bạn có thể dùng thảo dược pha nước ấm và ngâm hậu môn mỗi ngày trong khoảng 15 phút giúp làm sạch hậu môn và cải thiện lưu thông máu, thư giãn cơ thắt ở hậu môn. 

Chế độ ăn giàu chất xơ để tránh táo bón.
Chế độ ăn giàu chất xơ để tránh táo bón.

Xem thêm:

4.2.Thăm khám và sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ 

Khi bị nứt da hậu môn, bạn sẽ được chỉ định dùng thuốc mỡ làm giảm đau và chống sưng viêm như Anusol – HC, oxit kẽm…

– Nitrogylcerin: bôi nitroglycerin vùng hậu môn giúp giãn mạch và gia tăng lượng máu đến vết nứt, giúp vết nứt mau lành. Liệu pháp này cũng giúp làm giảm áp lực cơ thắt hậu môn, giúp giảm bớt sự co thắt và giảm đau. Các tác dụng phụ có thể bao gồm đau đầu, huyết áp thấp và chóng mặt.

– Botox: Tiêm onabotulinumtoxinA (Botox) vào cơ vòng hậu môn làm liệt các cơ thắt trong vài tháng, gây giãn cơ thắt. Tác dụng phụ có thể bao gồm đau tại chỗ tiêm hay tạm thời rò rỉ khí hoặc phân (hậu môn không kiểm soát).

Thăm khám và sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ khi có biểu hiện nứt da hậu môn
Thăm khám và sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ khi có biểu hiện nứt da hậu môn

4.3.Phẫu thuật 

Nếu tình trạng nứt da hậu môn quá lâu và khó điều trị bằng thuốc, vết loét nặng nề thì bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật. Phẫu thuật cắt giảm một phần nhỏ của cơ vòng hậu môn để giảm co thắt và đau, giúp vết nứt mau lành.

Phẫu thuật giảm co thắt và đau, giúp vết nứt mau lành
Phẫu thuật giảm co thắt và đau, giúp vết nứt mau lành

Phẫu thuật là biện pháp điều trị cuối cùng để giải quyết tình trạng nứt da hậu môn ở thể nặng. Để ngừa bệnh lý này, Phòng khám Venus by Asian khuyên bạn nên thay đổi thói quen sinh hoạt và ăn uống, tập luyện thể dục mỗi ngày để tăng cường sức đề kháng và phòng nguy cơ bệnh tật.