Nứt da mắt cá chân nói riêng hay rạn da ở những vùng da mỏng, yếu nói chung là tình trạng khá phổ biến. Mặc dù không ảnh hưởng gì về sức khoẻ nhưng khiến người mắc phải tự ti, gây tổn thất rất nhiều đến vẻ đẹp cơ thể. Venus by Asian sẽ là giúp bạn hiểu rõ ngọn ngành về vấn đề này.
Nội Dung Chính
1.Triệu chứng khi bị nứt da mắt cá chân
Khi bị nứt da mắt cá chân bạn có thể dễ dàng phát hiện và nhìn thấy bằng mắt thường. Bên cạnh đó, kèm theo một số triệu chứng khác của căn bệnh ngoài da này:
- Sừng da là nổi cục hẳn lên bề mặt vùng da ở mắt cá chân, có thích thước bằng hạt đậu và có thể lớn hơn tùy vào mức độ nặng nhẹ của bệnh
- Chai da xuất nhiều ở bàn tay, bàn chân do đặc thù công việc những vùng da này tiếp xúc và làm việc nhiều
- Nứt da ở mắt cá chân hay những vùng da khác trên da thường là những vết sọc dài, kích thước lớn nhỏ tùy vào tình trạng bệnh
- Khó chịu, ngứa ngáy vùng da mắt cá chân bị nứt và những vùng da xung quanh
- Màu sắc các vết nứt da cũng khác nhau: màu màu hồng, màu nâu thâm,…
2.Nguyên nhân dẫn đến nứt da mắt cá chân
Để dẫn đến tình trạng nứt da mắt cá chân thì có rất nhiều nguyên nhân tạo thành, khó có thể xác định nguyên nhân chính do đâu. Tuy nhiên, Venus by Asian đã tìm hiểu và tổng hợp lại được một số nguyên nhân phổ biến gồm:
- Sự phát triển nhanh chóng của cơ thể khi bước sang tuổi dậy thì sẽ làm da bị kéo căng trong và dẫn đến nứt da, những vùng da dày hơn như đầu gối, mắt cá chân không tránh khỏi
- Phụ nữ trong thời gian mang thai, những bộ phận như: ngực, bụng to ra, chân sưng phù, các sợi collagen, elastin bị kéo và dẫn đến đứt gãy làm nứt da
- Tăng cân, béo phì là một trong những nguyên nhân chủ yếu hình thành những vết nứt trên da
- Tập thể hình với cường độ cao và nặng so với khả năng của bản thân sẽ xảy ra tác dụng ngược, các khối cơ bắp sẽ bị to ra nhanh chóng
- Tác dụng phụ của thuốc, đặc biệt là sử dụng nhiều thuốc chứa các thành phần Corticoid trong thời gian dài khiến da bị khô, nứt nẻ và thậm chí dẫn đến bị rạn da
- ….
3.Hướng dẫn điều trị khi bị nứt da mắt cá chân
Nứt da mắt cá chân tuy chỉ là bệnh lý về bệnh ngoài da, nhưng về lâu về dài nếu không chữa trị khiến việc đi lại trở nên khó khăn. Thế nhưng, bạn đừng quá lo lắng nhé. Venus by Asian sẽ hướng dẫn mọi người những cách điều trị khi bị nứt da mắt cá chân đơn giản, hiệu quả.
3.1.Dầu tràm trà
Tinh dầu tràm trà có tác dụng tiêu diệt các loại vi khuẩn trên da như: nấm, dị ứng mẩn ngứa,… Vì thế, nứt da mắt cá chân cũng được chữa khỏi bằng tràm trà. Tuy nhiên, tràm trà khá nóng, nên mọi người cũng cần phải nắm rõ liều lượng sử dụng cho những đối tượng khác nhau.
Đối với người lớn: sử dụng loại tinh dầu 25% hoặc 50%, tùy vào từng loại tinh dầu bạn sử dụng khác nhau thì số lần bôi cũng khác nhau. Tinh dầu 25% nên bôi từ 2 – 3 lần/ ngày và tinh dầu 50% bôi 1 lần/ ngày. Bôi liên tục trong vòng 1 tháng để làn da được phục hồi nhanh.
Đối với trẻ em thì da khá mỏng, nên không thể bôi tràm trà nguyên chất lên vùng da nứt da mắt cá chân. Sử dụng một lượng nhỏ và ít muối iốt trộn lẫn vào nhau để giảm bớt sức nóng của tràm trà. Rồi thoa đều lên vùng da bị tổn thương và bôi từ 1 -2 lần/ngày/tháng.
Xem thêm:
- 7 cách chữa rạn da ở bắp chân an toàn và hiệu quả nhất
- Những dấu rạn da khi mang thai và cách khắc phục
3.2.Kem dưỡng da Vaseline
Vaseline là sản phẩm dưỡng da quá quen thuộc có tác dụng dưỡng ẩm cho da. Sản phẩm này khá lành tính, đặc trị được tình trạng khô môi thì nứt da mắt cá chân vùng da dày hơn sẽ nhanh chóng được cải thiện.
Bạn cần phải vệ sinh vùng da mắt cá chân sạch sẽ và lau khô trước khi bôi. Bạn nên bôi nhiều lần trong ngày để cung cấp đủ độ ẩm cho da.
3.3.Sản phẩm đặc trị nứt da mắt cá chân trước
Những cách điều trị mà Venus by Asian đã đề cập ở trên nếu không có tác dụng thì ngay lập tức bạn cần phải đến gặp bác sĩ để được thăm khám và kê đơn thuốc đặc trị. Sau khi đã dùng hết số thuốc này thì bạn cần phải quay lại tái khám để biết được phác đồ điều trị tiếp theo và cách phòng tránh bệnh tái phát.
Qua bài chia sẻ này, Venus By Asain mong rằng những kiến thức trên sẽ giúp mọi người hiểu rõ vấn đề sâu xa của nứt da mắt cá chân. Những cách điều trị đã đề cập ở trên mọi người nên tham khảo và tùy vào tình trạng bệnh, cơ địa mỗi người sẽ có nhiều cách chữa trị phù hợp.