Nguyên nhân và cách điều trị nứt da ngón chân đơn giản nhất

Nứt da ngón chân là loại bệnh khá phổ biến, không gây nguy hiểm đến tính mạng nên mọi người thường bỏ qua. Tuy nhiên, chính việc xem nhẹ ấy khiến bệnh càng trở nên nặng hơn và trở thành bệnh mãn tính, gây khó khăn trong việc điều trị sau này. Bài viết này Venus by Asian chia sẻ đến mọi người tất cả kiến thức xung quanh bệnh nứt da ngón chân. 

Nội Dung Chính

1. Nguyên nhân gây nên nứt da ngón chân

Tình trạng nứt da ngón chân thì có rất rất nhiều yếu tố tạo nên
Tình trạng nứt da ngón chân thì có rất rất nhiều yếu tố tạo nên

Để bàn về nguyên nhân tại sao ở một số người lại xảy ra tình trạng nứt da ngón chân thì có rất rất nhiều yếu tố tạo nên. Dưới đây, là một số nguyên nhân chính dẫn đến căn bệnh gây mất thẩm mỹ này:

  • Luôn để da chân trong tình trạng thiếu ẩm thời gian dài
  • Thường xuyên đi giày chật, đứng quá lâu dẫn đến tình trạng áp lực lên bàn chân, khiến những phần tiếp xúc thường xuyên với giày dép đầu ngón chân, gót chân bị khô sần, nứt nẻ, nứt da ngón chân cái
  • Sử dụng những chất tẩy rửa: bột giặt, nước rửa bát,… Với tần suất cao sẽ làm mất đi độ ẩm tự nhiên của da
  • Nứt da ngón chân cũng là một trong những biểu hiện của lão hóa da, da mỏng, yếu hơn và nứt da ngón chân do lão hóa da chủ yếu xảy ra ở người cao tuổi
  • Bị bệnh nấm nông ở chân là một dạng bệnh nhiễm trùng nấm, các bộ phận ở bàn chân dễ bị phát ban, ngứa
  • Bị chàm là một loại bệnh viêm da,  sẽ khiến da bị nứt nẻ, đóng vảy, ngứa
  • Bệnh vẩy nến 
  • Bệnh thần kinh đái tháo đường làm ảnh hưởng đến việc tiết độ ẩm tự nhiên ở các ngón chân và dẫn đến tình trạng bị nứt da ngón chân

2. Nứt da ngón chân có nguy hiểm không?

Cho đến thời điểm hiện tại, chưa có ghi nhận bệnh nhân nào bị nứt da ngón chân nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên, dù là bệnh ngoài da nhưng cơ thể đã phát tín hiệu ra bên ngoài bằng biểu hiện nứt da đầu ngón chân. Nếu chúng ta không xử lý kịp thời sẽ để lại biến chứng và ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống.

  • Tình trạng nứt nẻ đầu ngón chân hay chảy máu đã quá quen thuộc
  • Để thành những vết sẹo gây mất thẩm mỹ cho bàn chân
  • Nhiễm trùng da nặng do không làm sạch da tạo cơ hội cho vi khuẩn phát triển và bị viêm mô tế bào
  • Đi lại khó khăn do cọ xát vào những vết nứt da ngón chân sẽ dẫn đến đau chân

Xem thêm: Lịch trình cách chăm sóc da trong một tuần giúp da sáng mịn

3. Cách điều trị nứt da ngón chân

Có rất nhiều cách để đều điều trị nứt da ngón chân. Bạn cần phải xác định rõ tình trạng bệnh của hình hiện tại đang ở mức độ nặng hay nhẹ. Từ đó, lựa chọn cách điều trị phù hợp. Venus by Asian giới thiệu đến bạn vài cách chữa trị căn bệnh này ngay tại nhà.

3.1. Thường xuyên vệ sinh chân sạch sẽ bằng cách tẩy tế bào chết

Những người bị nứt da ngón chân cần chú ý làm sạch da chân kĩ hơn
Những người bị nứt da ngón chân cần chú ý làm sạch da chân kĩ hơn

Chúng ta thường lầm tưởng rằng vệ sinh chân sạch sẽ là chỉ cần rửa chân với nước sạch mà thôi. Thế nhưng, với những người bị nứt da ngón chân cần chú ý làm sạch da chân kĩ hơn đó là sử dụng thêm tẩy tế bào chết. Cách thực hiện như sau:

  • Bước 1: Ngâm chân trong ấm nước từ 15-20 phút
  • Bước 2: Sử dụng xơ mướp, đá bọt hoặc dùng tay massage lên vùng bị nứt da ngón chân, tránh chà mạnh dễ gây ra tình trạng đau xót thậm chí chảy máu
  • Bước 3: Sử dụng khăn khô sạch thấm nhẹ nhàng nước trên da chân và nên dùng khăn riêng, không sử dụng chung khăn với những vùng da không bị bệnh để tránh lây lan, đưa vi khuẩn đến vùng da khác
  • Bước 4: Thoa kem dưỡng ẩm hoặc thuốc mỡ đặc trị
  • Bước 5: Nên tẩy tế bào chết 1-2 lần/tuần

Xem thêm:

3.2. Ngâm chân giúp cải thiện tình trạng nứt da ngón chân đáng kể

Ngâm chân không chỉ dành riêng cho da ngón chân bị khô nứt mà những người không gặp vấn đề này vẫn nên cho bàn chân “nghỉ ngơi”. Giúp lưu thông mạch máu, ngăn ngừa tình trạng da nứt nẻ. 

Cách làm khá đơn giản, bạn chỉ cần chuẩn bị một chậu nước ấm và một ít giấm thế là xong. Bạn cũng có thể thay thế giấm bằng những nguyên khác theo sở thích như: muối, mật ong, nước chanh, tinh dầu bạc hà,…

Ngâm chân giúp lưu thông mạch máu, ngăn ngừa tình trạng da nứt nẻ
Ngâm chân giúp lưu thông mạch máu, ngăn ngừa tình trạng da nứt nẻ

3.3. Cung cấp độ ẩm cần thiết cho da chân

Kem dưỡng ẩm, thuốc mỡ là hai sản phẩm thông dụng, dễ mua có tác dụng hiệu quả trong việc điều trị nứt da ngón chân. Hiện nay, có rất nhiều sản phẩm đến từ nhiều thương hiệu, mức giá khác nhau, bạn có thể mua tại nhà thuốc để được tư vấn kỹ hơn.  Nên thoa kem dưỡng ẩm, thuốc mỡ từ 2-3 lần/ngày để da ngón chân không bị khô nứt thiếu ẩm. 

Kem dưỡng ẩm, thuốc mỡ có tác dụng hiệu quả trị nứt da ngón chân
Kem dưỡng ẩm, thuốc mỡ có tác dụng hiệu quả trị nứt da ngón chân

4. Nứt da ngón chân có phòng ngừa được không?

Như Venus by Asian đã chia sẻ ở trên, bị nứt nẻ đầu ngón chân không phải căn bệnh gì khó điều trị hay nguy hiểm. Thế nên, việc phòng ngừa cũng khá đơn giản. Mọi người hãy lưu ngay lại một vài mẹo hay ho bên dưới: 

  • Vệ sinh chân hàng ngày và chăm sóc da chân đúng cách: tẩy tế bào chết và giữ ẩm cho da bằng cách sử dụng kem dưỡng ẩm đều đặn
  • Không tiếp xúc với những sản phẩm dưỡng da, sữa tắm, chất tẩy rửa chứa cồn, hương liệu, trong trường hợp bắt buộc phải sử dụng ủng để bảo vệ da chân
  • Chỉ nên sử dụng nước ấm để ngâm chân, nước quá lạnh hoặc nước quá nóng cũng dễ dàng xảy ra tình trạng da khô
  • Đối với những vùng da ngón chân bị khô nứt nên massage nhẹ nhàng và dùng khăn bông sạch thấm khô nước sau khi vệ sinh
  • Lựa chọn size giày, dép phù hợp
  • Hạn chế đi giày quá nhiều, chân bị bí và những vết nứt da ngón chân càng nặng hơn
Việc phòng ngừa cũng khá đơn giản
Việc phòng ngừa cũng khá đơn giản

Trên đây là những cách điều trị nứt da ngón chân và dễ dàng thực hiện tại nhà. Một vài trường hợp bệnh nghiêm trọng hơn bạn cần phải đến thăm khám bác sĩ để được điều trị kịp thời. Mọi người đừng quên truy cập vào website của Venus by Asian để có thêm nhiều mẹo về làm đẹp hay ho nhé.