Mách bạn cách điều trị viêm da tiết bã da đầu chỉ trong 1 tuần

Một trong những bệnh lý ngoài da gây khó chịu ngứa ngáy nhiều nhất và dễ tái phát chính là á sừng da dầu. Bệnh có thể bùng phát chủ yếu vào dịp thu đông và giảm nhanh vào thời gian xuân hè. Tuy nhiên bệnh này có thể trở thành mãn tính nếu người bệnh chủ quan không điều trị kịp thời. Hãy tìm hiểu nguyên nhân và cách trị á sừng da đầu 1 liệu trình trong bài viết sau. 

Nội Dung Chính

1.Viêm da tiết bã da đầu là gì?

Á sừng da đầu hay còn gọi là viêm da tiết bã da đầu. Đây là tình trạng viêm da xuất hiện ở vùng đầu với những biểu hiện như da đầu xuất hiện các mảng vảy trắng, bong tróc và cứng dần lên. Bất kỳ ai cũng có thể là đối tượng của viêm da tiết bã da đầu. Như đã nói, bệnh xuất hiện nhiều hơn vào mùa đông và giảm dần về thời gian xuân hè. Tuy không nguy hiểm nhưng á sừng da đầu gây ra sự tự ti, khó chịu và bất tiện cho bệnh nhân. 

Viêm da tiết bã da đầu (á sừng da đầu) làm bệnh nhân khó chịu vì những cơn ngứa ngáy, bong tróc
Viêm da tiết bã da đầu (á sừng da đầu) làm bệnh nhân khó chịu vì những cơn ngứa ngáy, bong tróc

Một số người bệnh mô tả cảm giác khi da đầu bị á sừng chính là “ngứa đến phát cáu”, “không thể ngừng gãi”, thậm chí còn có cảm giác nhờn rít và ẩm ướt trên da đầu. Mà phản xạ ngứa ngáy và chà xát lên da dầu là không thể tránh khỏi, điều này làm trầm trọng thêm tình trạng ngứa của bệnh á sừng.

Ngứa ngáy, bong tróc, thậm chí chảy máu do gãi mạnh ở bệnh nhân á sừng da đầu 
Ngứa ngáy, bong tróc, thậm chí chảy máu do gãi mạnh ở bệnh nhân á sừng da đầu

Viêm da tiết bã da đầu được coi là một bệnh lý ngoài da. Nó có thể lây lan nhanh trong thời gian tương đối ngắn, lan xuống trán, sau tai và thậm chí ở mặt. Thậm chí nếu không chữa kịp thời hoặc chủ quan để bệnh lâu, người bệnh có thể phải sống chung với á sừng da đầu nhiều năm, thậm chí cả đời. 

2.Nguyên nhân viêm da tiết bã da đầu

Người thường xuyên tiếp xúc với khói bụi, nấm mốc, chất thải hoặc sống trong môi trường ô nhiễm sẽ có nguy cơ cao bị á sừng da đầu hơn các đối tượng khác. 

Nguyên nhân của viêm da tiết bã da đầu còn nằm ở sự chăm sóc không đúng cách. Người gội đầu quá nhiều hoặc gội đầu quá ít, người có tiền sử bị viêm da, eczema, hen suyễn hoặc hay bị dị ứng… cũng có thể mắc á sừng da đầu. Việc sử dụng dầu gội đầu không phù hợp khiến da đầu dễ bị khô, nhiều gàu và ngứa ngáy hơn. 

Dùng dầu gội đầu không phù hợp có thể bị bong tróc, tạo lớp sừng cứng trên đầu
Dùng dầu gội đầu không phù hợp có thể bị bong tróc, tạo lớp sừng cứng trên đầu

Cơ thể thiếu hụt chất dinh dưỡng sẽ làm tăng nguy cơ bùng phát bệnh á sừng da đầu. Lớp sừng dưới da có thể gặp vấn đề và bị khô, yếu, hay bong tróc nếu cơ thể không đủ chất. Thiếu chất do nhiều người ăn uống quá kiêng khem hoặc giờ giấc ăn uống nghỉ ngơi không khoa học. 

3.Viêm da tiết bã da đầu có tự hết không?

Bệnh này là bệnh tự phát nên mặc dù không nguy hiểm nhưng khó có thể tự hết được. Bạn cần thay đổi thói quen chăm sóc tóc và da đầu, thiết lập chế độ ăn lành mạnh để hạn chế tình trạng này. 

Chẳng hạn:

Tránh tiếp xúc với nguồn nước bẩn, khí thải, hóa chất, kim loại… Trong trường hợp bắt buộc, bạn nên mang khẩu trang, găng tay, giày ống và sử dụng thêm một số thiết bị bảo hộ lao động khác.

+ Sử dụng dầu gội và những sản phẩm chăm sóc tóc dịu nhẹ, có nguồn gốc từ thiên nhiên, không chứa chất tạo mùi hương, không chứa nhiều chất hóa học. Ngoài ra các sản phẩm mà bạn sử dụng cần phù hợp với tính chất của da đầu.

+ Trong thời gian gội đầu, bạn không nên gãi hoặc chà xát quá mạnh vào da đầu khiến vùng da này bị tổn thương.

+ Không đội mũ bảo hiểm, đội nón vải hoặc sử dụng khăn bịt kín phần đầu và cổ trong thời gian quá lâu. Bởi điều này có thể khiến da đầu bị bí bách, tăng tiết mồ hôi, tăng bã nhờn. Đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn, nấm xâm nhập và phát triển trên da đầu.

Xem thêm:

4.Các biện pháp điều trị viêm da tiết bã da đầu

  • Gội đầu bằng lá trầu không: Lá trầu có đặc tính tiêu viêm, kháng khuẩn và kháng nấm mạnh. Vì vậy bạn có thể đun lá trầu với nước và dùng gội đầu 2 – 3 lần/ tuần nhằm kiểm soát vi nấm, giảm ngứa da và ngăn ngừa bệnh á sừng bùng phát mạnh.
Lá trầu không có thể tiêu viêm và làm sạch mảng bám da đầu nhờ chất kháng sinh tự nhiên 
Lá trầu không có thể tiêu viêm và làm sạch mảng bám da đầu nhờ chất kháng sinh tự nhiên
  • Sử dụng mật ong: Nếu da đầu bị khô và nứt nẻ nhiều, có thể sử dụng mật ong để cải thiện. Để làm giảm triệu chứng á sừng da đầu, nên làm ướt da đầu, sau đó thoa mật ong lên, ủ trong 5 – 10 phút, rửa lại với nước sạch và gội đầu như bình thường.
Mật ong có tác dụng dưỡng ẩm sâu, làm mềm, ức chế vi khuẩn, nấm và thúc đẩy tốc độ hồi phục da
Mật ong có tác dụng dưỡng ẩm sâu, làm mềm, ức chế vi khuẩn, nấm và thúc đẩy tốc độ hồi phục da
  • Gội đầu bằng bồ kết: Bồ kết chứa nhiều thành phần tốt cho tóc, giúp duy trì mái tóc đen, óng mượt và chắc khỏe. Nếu gặp phải tình trạng rụng tóc, tóc khô xơ và suy yếu do á sừng da đầu, bạn có thể tận dụng bồ kết để cải thiện tình trạng nói trên.

Hy vọng rằng qua bài viết này của Phòng khám Venus by Asian, các bạn đã nắm được những triệu chứng thường gặp của bệnh á sừng da đầu, nguyên nhân của bệnh này và có biện pháp chủ động phòng ngừa bệnh. Không nên lơ là chủ quan trước mọi biểu hiện của bệnh. Chúc bạn sức khỏe!