Điểm danh nguyên nhân và cách điều trị da tay nổi gân xanh hiệu quả

Nhiều người khi gặp phải tình trạng tay nổi gân xanh thường mang theo tâm lý sợ hãi bởi sự thay đổi đột ngột của bàn tay. Tuy nhiên, có phải lúc nào hiện tượng này cũng nguy hiểm không? Hy vọng sau khi tìm hiểu xong nguyên nhân và biện pháp khắc phục, bạn sẽ nắm rõ được tình trạng này!

Nội Dung Chính

1.Da tay nổi gân xanh là gì?

Gân xanh hay tĩnh mạch là mạch máu thuộc hệ tuần hoàn của cơ thể, nó có chức năng tuần hoàn máu từ cơ thể quay trở về tim. Điều hòa nhiệt độ cơ thể và lưu trữ máu. Gân xanh ở tay chính là hệ thống tĩnh mạch nông nằm dưới da tay. Khi gân xanh nổi lên chứng tỏ mạch máu ở tay bị tác động. Tác động này có thể đến từ tự nhiên không ảnh hưởng đến sức khỏe.

Tuy nhiên, bên cạnh những tác động tự nhiên thì có rất nhiều các trường hợp gân xanh nổi lên mà không rõ nguyên nhân. Khi nhận thấy mình không nằm trong trường hợp nào ở bên trên mà gân xanh vẫn nổi  to, nổi ngoằn nghèo, thì tĩnh mạch đang gặp một vấn đề khó giải thích nào đó. Rất có thể liên quan tới vấn đề bệnh lý.

Gân xanh ở tay chính là hệ thống tĩnh mạch nông nằm dưới da tay
Gân xanh ở tay chính là hệ thống tĩnh mạch nông nằm dưới da tay

2.Những nơi dễ xuất hiện da nổi gân xanh

2.1.Chân

Những người ngồi hoặc đứng lâu sẽ làm tăng áp lực trong tĩnh mạch chân, khiến thành tĩnh mạch bị giãn nở, phình ra, từ đó xuất hiện những đường gân xanh giống giun đất. Đôi khi nó còn kèm theo sưng và đau, hiện tượng này còn được gọi là suy giãn tĩnh mạch chi dưới.

Nếu không được điều trị kịp thời có thể bị viêm tĩnh mạch, xơ cứng biểu bì, huyết khối tĩnh mạch.

2.2.Tay

Ở những người quá gầy, lớp mỡ dưới da tay ít, không thể che phủ được hết gân xanh. Chính vì thế nên chúng trở nên nổi bật và rõ ràng. Đặc biệt, ở những người cao tuổi thì hiện tượng này càng rõ hơn. Vì khi chúng ta già đi, các lớp mỡ dưới da sẽ dần tiêu biến, khiến cho các đường gân xanh nổi rõ trên tay.

2.3.Bụng

Khi bị bệnh xơ gan hoặc có khối u ác tính chèn ép vào cơ quan nội tạng này, các tĩnh mạch vùng bụng sẽ bị tắc nghẽn, điều này khiến các tĩnh mạch nông ở bụng sưng lên và xuất hiện các đường gân xanh dày và thẳng.

Nói chung, người ta hiếm khi nổi gân xanh ở bụng. Vì vậy, ngay khi thấy bụng nổi gân xanh, bạn nên lập tức đến bệnh viện để kiểm tra và xét nghiệm máu định kỳ, xét nghiệm chức năng gan, siêu âm và làm thêm một số các xét nghiệm khác để tìm nguyên nhân gốc rễ nhằm điều trị nhanh chóng và phù hợp.

2.4.Cổ

Khi trên cổ có những đường gân xanh dày và lồi lõm không đều, bạn phải đề phòng với chứng “sưng tĩnh mạch hình thoi”. Có thể do chức năng của tâm nhĩ phải bị suy giảm khiến máu trong tĩnh mạch không thể lưu thông đủ trở lại nên bị dồn ứ lên cổ.

3.Những giải pháp điều trị da tay nổi gân xanh

Hiện tượng nổi gân xanh ở tay là do suy giảm tĩnh mạch gây ra. Do đó, để khắc phục tình trạng này là cải thiện giãn tĩnh mạch ở tay, theo đó tình trạng gân xanh sẽ dần dần mất đi. Để cải thiện tình trạng suy giảm tĩnh mạch ở tay chúng ta nên tập thể dục thường xuyên kết hợp với chế độ ăn uống khoa học và sử dụng dược liệu.

3.1.Tập thể dục

Tập thể dục thường xuyên không chỉ giúp chúng ta tăng cường sức đề kháng mà còn giúp các mạch máu lưu thông một cách tốt hơn. Dưới đây là những môn thể dục nên tập luyện để cải thiện bệnh suy giảm tĩnh mạch ở tay.

Tập thể dục giúp các mạch máu lưu thông một cách tốt hơn
Tập thể dục giúp các mạch máu lưu thông một cách tốt hơn

Xem thêm:

3.1.1.Đi bộ mỗi ngày

Đi bộ giúp thúc đẩy máu từ vùng tĩnh mạch nông đến vùng tĩnh mạch sâu. Vừa hỗ trợ co cơ giúp bơm tĩnh mạch  hoạt động tốt để đẩy máu về tĩnh mạch sâu về tim. Như vậy đi bộ giúp máu lưu thông tốt hơn, giảm tình trạng đau đầu, tê bì chân tay, cải thiện tốt tình trạng bệnh.

Để đạt được kết quả tốt nhất, bạn nên đi bộ 10 phút nghỉ một lần và không nên đi quá 30 phút trong một ngày. Cứ như vậy chỉ sau 1 tháng bạn sẽ thấy hiệu quả rõ rệt, chúc bạn thành công.

3.1.2.Bơi lội

Đây là môn thể thao vận động toàn thân rất tốt cho sức khỏe, giúp máu lưu thông tốt, cải thiện được tình trạng suy giãn tĩnh mạch. Nếu có thời gian bạn nên đi bơi 3 lần trong 1 tuần.

3.1.3.Tập Yoga

Yoga có rất nhiều động tác nhưng không phải động tác nào cũng tốt cho việc lưu thông mạch máu. Lựa chọn động tác phù hợp mới có thể cải thiện được tình trạng suy giãn tĩnh mạch và có khả năng ngăn ngừa bệnh tái phát lại. Một số động tác có thể giúp cải thiện tình trạng giãn tĩnh mạch như: động tác trồng cây chuối, động tác cái cày, động tác cây nến…

3.2.Chế độ ăn khoa học

Xây dựng chế độ ăn hợp lý giúp cơ thể ngăn ngừa được nhiều bệnh lý trong đó có thể giúp giảm tình trạng suy giãn tĩnh mạch. Dưới đây là một số thực phẩm cần bổ sung cho người bệnh.

  • Thực phẩm giàu chất xơ: Rau quả xanh như bông cải xanh, măng tây, cải xoong, các loại đậu, lúa mì, lúa mạch …
  • Thực phẩm giàu vitamin E: Quả óc chó, măng tây, hạt dẻ, lạc, dầu mầm lúa mì, dầu hướng dương
  • Thực phẩm giàu vitamin C: Có trong hoa quả như chanh, cam, quýt, các loại ra xanh như rau ngót, cải xanh, măng tây …
  • Thực phẩm giàu Flavonoid: Hoa hòe, quả việt quất, trà xanh và các loại rau xanh …
Xây dựng chế độ ăn hợp lý giúp cơ thể ngăn ngừa được nhiều bệnh lý
Xây dựng chế độ ăn hợp lý giúp cơ thể ngăn ngừa được nhiều bệnh lý

3.3.Sử dụng dược liệu

Một số loại thảo dược có tác dụng cải thiện bệnh gân xanh ở tay như vỏ cam, quýt, chanh, hoa hòe, hạt dẻ ngựa, cây chổi đậu, quả nho, hạt thông …

Dược liệu có tác dụng cải thiện bệnh gân xanh ở tay
Dược liệu có tác dụng cải thiện bệnh gân xanh ở tay

Qua bài viết này chúng tôi có thể hy vọng mọi người hiểu thêm về bệnh nổi gân xanh ở tay. Hiểu rõ về nguyên nhân cách phòng ngừa để có thể tìm cho mình được giải pháp tốt nhất. Nếu còn vấn đề gì chưa hiểu hãy liên hệ trực tiếp phòng khám Venus by Asian để được tư vấn trực tiếp.