Ngứa da mông: Nguyên nhân và các điều trị cực hiệu quả ít ai ngờ

Có lẽ, mông là vùng da ít được mọi người quan tâm, chăm sóc. Chính vì thế, tình trạng ngứa da mông, mông nổi mụn đau,… Lúc này mới nghĩ rằng “bờ mông cũng cần được yêu thương như những vùng da khác trên cơ thể.” Dù bạn là nam hay nữ thì hãy đọc thật kỹ bài chia sẻ này để bắt đầu xây dựng chu trình chăm sóc vùng da này nhé.

Nội Dung Chính

1. Ngứa da mông là gì?

Ngứa da mông là tình trạng phần da ở mông bị mẩn ngứa do vùng da này bị nhiễm khuẩn. Bởi lẽ, hậu môn là cơ quan bài tiết, điều kiện sống thích hợp của vi nấm nơi ẩm thấp, không thông thoáng. Chính vì thế những vùng da xung quanh hậu môn dễ mắc những bệnh về da. 

Ngứa da mông là tình trạng mẩn ngứa do vùng da bị nhiễm khuẩn
Ngứa da mông là tình trạng mẩn ngứa do vùng da bị nhiễm khuẩn

2. Nguyên nhân ngứa da mông

Bị ngứa da ở mông do những nguyên nhân sau: 

  • Tắm rửa hàng ngày nhưng chỉ vệ sinh một cách qua loa hoặc thậm chí bỏ qua vùng da này
  • Sau khi tắm rửa xong không lau thật kỹ cơ thể, đặc biệt vùng da mông nơi tích tụ nhiều vi khuẩn và cũng là nơi vi khuẩn dễ xâm nhập nhất
  • Những ai có làn da quá nhạy cảm, khi sử dụng những sản phẩm sữa tắm, kem dưỡng da body,… Bị dị ứng và bị ngứa da mông
  • Bệnh trĩ, nứt kẽ hậu môn là dấu hiệu cho thấy hậu môn của bạn đang gặp vấn đề và bạn luôn cảm thấy khó chịu, ngứa ngáy 
  • Ăn uống các loại thực phẩm cay nóng, dễ gây nổi mụn
  • Ngồi nhiều, ít vận động 
  • Thường xuyên sử dụng các thực phẩm, đồ ăn uống có gia vị cay nóng, thực phẩm dễ gây kích ứng, dị ứng.
  • Hay mặc đồ bó sát, với chất liệu cứng và không thấm hút mồ hôi
  • Môi trường làm việc, nơi ở tiếp xúc phải tiếp xúc thường xuyên với hóa chất, ô nhiễm môi trường,…
  • Không thường xuyên tẩy giun, khả năng cao vẫn sống vùng da xung quanh hậu môn từ 1-2 tuần
  • Ngứa da mông là một trong những biểu hiện đầu tiên của bệnh ung thư hậu môn
  • ….

3. Cách chữa khi bị ngứa da mông

Phụ thuộc vào tần suất ngứa da mông và những dấu hiệu đi kèm khác như: nổi mụn, đau rát, ngứa thường xuyên hay không,…. Sẽ xác định được tình trạng bệnh nặng hay nhẹ. Từ đó, lựa chọn phương án điều trị bệnh phù hợp.

3.1. Kiêng những đồ ăn dễ gây dị ứng, ngứa trên da

Nếu bạn đang bị ngứa da mông dù là nặng hay nhẹ thì bạn cũng nên hạn chế ăn những thực phẩm sau:

  • Đồ tanh, hải sản: tôm, cua, cá,… Vị tanh trong những đồ ăn hải sản làm tăng tốc độ sinh trưởng của vi nấm
  • Đồ uống có cồn: rượu, bia,… Đều là một dạng lên men, vi nấm rất thích men rượu, tạo điều kiện thuận lợi cho nấm, hắc lào phát triển
  • Thịt chó, thịt gà là một trong những thức ăn yêu thích của vi nấm
Bạn nên hạn chế ăn những thực phẩm gây dị ứng cho da
Bạn nên hạn chế ăn những thực phẩm gây dị ứng cho da

3.2. Cách trị ngứa da mông bằng những nguyên liệu từ thiên nhiên

Ngứa da mông ban đầu nhìn có vẻ chỉ là một bệnh ngoài da thông thường, không ảnh hưởng quá nhiều đến sinh hoạt, cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên, nếu không chữa trị dù bệnh chỉ mới ở bước ban sơ thì hậu quả để lại nghiêm trọng không kém đâu nhé.

3.2.1. Lá trầu không

Từ xa xưa ông bà ta thường xuyên sử dụng lá trầu không để điều trị những bệnh ngoài da. Cho đến nay, sử dụng lá trầu không vẫn được tin dùng và thực sự đạt hiệu quả cao. Những tinh dầu trong lá trầu không giúp kháng viêm, kháng khuẩn, giảm ngứa rát. 

Tinh dầu trong lá trầu không giúp kháng viêm, kháng khuẩn, giảm ngứa rát.
Tinh dầu trong lá trầu không giúp kháng viêm, kháng khuẩn, giảm ngứa rát.

Chuẩn bị

  • 20-30 lá trầu không
  • Phèn chua 
  • 01 nồi nước 1 lít

Cách thực hiện

  • Lá trầu không rửa sạch và vò nát
  • Bỏ toàn bộ lá trầu không vào nồi nước và đun sôi
  • Giã nát phèn chua
  • Khi nước sôi đã sôi và bỏ phèn chua vào
  • Đổ nước sôi ra chậu lớn và đợi nước nguội khoảng 10 phút
  • Sau đó, ngồi ngâm trực tiếp vùng da mông bị ngứa vào chậu và lấy lá bã trầu không đã vò nát chà nhẹ nhàng lên vùng da đang bị bệnh
  • Thực hiện công việc này từ 1-2 lần/ngày để phần da mông bị ngứa được sát khuẩn hàng ngày
  • Kiên trì thực hiện cho đến khi tình trạng này không còn xuất hiện trên da

Xem thêm:

3.2.2. Sử dụng nước cốt rau răm

Bên cạnh sử dụng lá trầu không, bạn có thể tham cách trị ngứa da mông bằng rau răm. Mọi người thường biết đến loại rau này chỉ dùng để cho vào đồ ăn nhưng nó còn có nhiều công dụng thần thánh khác: giảm ngứa, giảm tình trạng lây lan nốt mụn,…

Rau răm giảm ngứa, giảm tình trạng lây lan nốt mụn
Rau răm giảm ngứa, giảm tình trạng lây lan nốt mụn

Chuẩn bị

  • Rau răm
  • Nước muối sạch
  • Máy xay sinh tố

Cách thực hiện

  • Ngâm rau răm vào nước muối khoảng 10 phút và sau đó rửa sạch lại với nước
  • Cho rau răm vào máy xay sinh tố cùng một ít nước và xay nhuyễn
  • Chỉ lọc lấy nước rau răm và bỏ phần bã 
  • Vệ sinh sạch sẽ và dùng khăn sạch, riêng biệt để tránh lây cho vùng da khác thấm nhẹ nhàng nước trên vùng da này
  • Thoa nước cốt rau răm lên toàn bộ vùng da đang bị bệnh và để trên da khoảng 1 liệu trình và sau đó vệ sinh sạch sẽ lại với nước
  • Bôi đến khi nào không còn bị ngứa da mông

3.3. Thuốc tây y – Phương pháp điều trị ngứa da mông nhanh chóng

Nếu bạn bị ngứa da ở mông đã biết rõ nguyên nhân và tình trạng bệnh ngày càng nặng thì cần phải tìm đến ngay thuốc tây y. Một số loại thuốc thông dụng như: 

  • Thuốc uống: Imidazole, Econazole, Clotrimazole,… Có tác dụng kháng viêm, giảm ngứa
  • Thuốc bôi ngoài da dạng kem, dạng thuốc mỡ: Clotrimazole, Miconazol, Ketoconazol,…  Giúp tiêu diệt vi khuẩn vùng da tổn thương, giảm ngứa,…
Bệnh ngày càng nặng thì cần phải tìm đến ngay thuốc tây y
Bệnh ngày càng nặng thì cần phải tìm đến ngay thuốc tây y

Ngứa da mông là tình trạng nhiều người gặp phải nhưng ít có ai quan tâm. Trong trường hợp bạn phát hiện thêm vài dấu hiệu lạ: nổi mẩn đỏ, mụn nước, bắt đầu lan ra nhiều vùng da khác, tần suất ngứa ngày càng dày hơn,… Là bạn phải cẩn thận đấy nhé. Chúc bạn nhanh chóng chữa khỏi tình trạng ngứa da mông khó chịu này.