Rạn da là tình trạng xảy ra phổ biến ở phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, tình trạng này cũng xảy ra rất nhiều ở thanh thiếu niên tuổi dậy thì, hoặc những người có quá trình tăng giảm cân đột ngột. Vậy rạn da tuổi dậy thì có hết không ? Tất cả sẽ được Venus by Asian giải đáp trong bài viết này.
Nội Dung Chính
1. Rạn da tuổi dậy thì là gì?
Rạn da tuổi dậy thì là một hiện tượng bình thường và xảy ra ở cả nam và nữ. Tuổi dậy thì thường khiến cho cơ thể phát triển hoặc tăng cân nhanh chóng, làm xuất hiện các vết rạn da trên nhiều vùng. Đa số các vết rạn da ở nữ giới đang dậy thì thường tập chung chủ yếu ở các bộ phận như ngực, đùi, hông và mông. Nguy cơ rạn da ở nữ giới thường cao hơn nam giới.
Rạn da xảy ra khi các các sợi collagen dưới da bị đứt gãy do tăng cân hoặc tăng chiều cao nhanh chóng. Mặc dù da của con người có khả năng đàn hồi nhưng nếu bị kéo căng đột ngột thì sẽ xảy ra tình trạng rạn da do quá trình sản xuất collagen bị gián đoạn. Collagen có vai trò giữ các mô liên kết với nhau, nếu quá trình tăng trưởng diễn ra đột ngột sẽ khiến collagen không bắt kịp tại lớp hạ bì.
Các vết rạn da có thể bắt đầu với nhiều màu khác nhau phổ biến là đỏ, tím, hồng, sau đó mờ dần theo thời gian và để lại một đường màu xám mỏng hoặc có thể mờ nhạt không dễ phát hiện ra. Trong giai đoạn đầu, chị em có thể cảm thấy có vết lõm trên da khi lướt ngón tay qua vết rạn.
2. Nguyên nhân dẫn đến rạn da tuổi dậy thì
Để giải đáp cặn kẽ cho câu hỏi: ” rạn da tuổi dậy thì có hết không ?” thì điều trước tiên bạn cần phải biết rõ nguyên nhân các vết rạn da tuổi dậy thì có thể xuất hiện:
- Khi trẻ em có tốc độ tăng trưởng quá nhanh vào độ tuổi dậy thì
- Khi bị béo phì tích tụ quá nhiều mỡ trong cơ thể
- Khi trẻ tập các bài tập giúp nâng cao thể chất ví dụ tập tạ
- Trẻ sử dụng steroid trong một vài tuần
Đối với phụ nữ và các bé gái, các vết rạn da có thể xuất hiện ở trên ngực, đùi, hông, bụng và mông. Ngoài ra, các bé trai cũng có thể bị rạn da ở những khu vực đó, đặc biệt nếu trẻ bị béo phì, hoặc trẻ tập nâng tạ thường xuyên để phát triển cơ bắp nhanh chóng lớn hơn.
3. Rạn ra tuổi dậy thì có hết không?
Các vết rạn ban đầu sẽ có màu đỏ hoặc tím, theo thời gian chúng sẽ chuyển sang màu trắng và gần như tiệp với màu da hơn, nhưng đây mới là loại rạn khó điều trị nhất. Thực chất, các vết rạn da sẽ không thể biến mất hoàn toàn, nhưng dưới đây là một số cách giúp che vết rạn hiệu quả:
- Kem che khuyết điểm là 1 sự lựa chọn không tồi để che đi vết rạn dạ. Có 1 số loại kem che khuyết điểm có độ che phủ rất tốt và có khả năng chống nước. Nhưng nếu bạn ở dưới nước trong thời gian dài thì che khuyết điểm không phải là giải pháp hiệu quả.
- Những bộ đồ tắm được thiết kế riêng biệt hoặc đồ bảo hộ chống phát ban có độ che phủ cao, có thể che giấu được những vết rạn ở vùng mông, đùi và ngực hiệu quả.
- Nhiều người sử dụng giường tắm nắng. Tuy nhiên, điều này thường không mang lại hiệu quả vì vết rạn da ít có khả năng bị mờ đi, thậm chí chúng còn trở nên rõ ràng hơn. Thêm vào đó, giường tắm nắng có hại nhiều hơn là có lợi cho sức khỏe lâu dài của làn da bạn.
Nói tóm lại, rạn da ở tuổi dậy thì có hết không phụ thuộc rất nhiều vào cách điều trị đúng cách theo chỉ định của bác sĩ. Hiện nay, công nghệ điều trị rạn da tốt nhất phải kể đến Laser Ultrapulse Plus với công nghệ AI thông minh tự động dò tìm mô đích rạn để phá hủy rạn thâm từ gốc.
Xem thêm:
- TOP 13 loại kem trị rạn da sau sinh tốt nhất 2022
- Bí kíp dành cho con gái bị rạn da ở tuổi dậy thì ít ai biết
4. Rạn da tuổi dậy thì ở những bộ phận nào trên cơ thể ?
Rạn xuất hiện ở bất kỳ vùng da nào trên cơ thể. Tuy nhiên, theo thống kê có những bộ phận dễ mắc phải tình trạng đồng nghĩa với việc mọi người cần để ý, chăm sóc những vùng da này nhiều hơn.
- Đùi và ngực: tuổi dậy thì, vùng đùi và ngực phát triển quá nhanh cũng khiến hình thành các vết rạn da
- Lưng: rạn lưng sẽ thường có đường sọc ngang, xuất hiện khi cơ thể tăng chiều cao quá nhanh
- Cánh tay: cánh tay là bộ phận vận động nhiều và chứa các cơ nên bộ phận này cũng sẽ dễ bị rạn nứt
- Mông: ngoài vùng đùi và ngực thì mông cũng là bộ phận phát triển nhanh hơn cả trong độ tuổi dậy thì, chính vì vậy các vết rạn da mông sẽ xuất hiện nhiều ở vị trí gần đùi trên và có hình dạng sọc dài cùng nhiều kích thước khác nhau
5. Chữa rạn da tuổi dậy thì bằng cách nào ?
Như Venus by Asian đã đề cập ở trên, để biết được rạn da ở độ tuổi dậy thì có hết không thì mọi người cần phải thử nhiều cách khác nhau và nghiêm túc thực hiện theo chỉ dẫn của bác sĩ. Mọi người có thể tham khảo những cách chữa trị dưới đây:
- Tập thể dục đều đặn: da được tăng độ đàn hồi, da trở nên săn chắc hơn và hạn chế hình thành rạn mới
- Uống nhiều nước: giúp da được cấp nước đầy đủ, da sẽ sáng mịn và không bị khô
- Ăn các thực phẩm giàu vitamin A và C: đây 2 loại vitamin giúp da chúng ta sáng khỏe hơn, hỗ trợ phát triển tế bào da khỏe mạnh
- Dùng thuốc kem chữa rạn da: ngay khi các vết rạn mới hình thành ở dạng rạn đỏ, tím điều trị sớm sẽ nhanh mờ và biến mất hơn là khi chuyển sang vết rạn da màu trắng
- Dùng dầu mát xa giàu vitamin e: giúp da đủ ẩm, sáng mịn khỏe mạnh
6. Cách phòng ngừa rạn da ở tuổi dậy thì
Để không phải lúc nào cũng phải nơm nớp lo lắng về rạn da tuổi dậy thì có hết không ? Mọi người hãy lưu ngay lại những cách phòng ngừa rạn dưới đây:
- Kiểm soát cân nặng: đây là cách tốt nhất khiến da không xuất hiện nhiều vết rạn xấu xí khi cơ thể tăng cân quá đột ngột
- Luyện tập thể thao: thể thao giúp cơ thể dẻo dai, chống lại nhiều loại bệnh tật và giúp da có sự đàn hồi hơn
- Dưỡng ẩm cho da: một làn da đủ ẩm là một làn da khỏe mạnh, sẽ khó có rạn khi da không bị khô và thiếu dưỡng chất
Khách hàng điều trị rạn da bằng Laser Ultrapulse Plus tại Venus by Asian
Trên đây là bài viết nói về rạn da tuổi dậy thì có hết không? Cũng như phương pháp điều trị dù vậy rạn da vẫn thuộc về cơ địa nên nếu muốn xóa rạn hiệu quả vui lòng liên hệ với Venus by Asian để được tư vấn cụ thể.