Điều trị dứt điểm viêm da cơ địa ở chân 1 liệu trình

Hiện nay, có rất nhiều người bị viêm da cơ địa ở chân và không biết cách chữa trị sao cho hiệu quả. Rất nhiều khách hàng đã thử đủ mọi cách nhưng không thành công, vậy làm sao để nhận biết đúng bệnh và chữa trị hiệu quả? Bạn đọc hãy cùng Venus by Asian đi tìm hiểu chi tiết nội dung bên dưới nhé. 

Nội Dung Chính

1. Dấu hiệu nhận biết viêm da cơ địa ở chân

Viêm da ở chân là tình trạng da bị tổn thương bởi mụn nước trú ngụ ở mu bàn chân, lòng bàn chân và 2 bên má chân. Những mụn nước gây ngứa ngáy và khi người bệnh gãi chúng thì sẽ khiến bệnh lây lan sang các vùng da xung quanh. Dưới đây là các dấu hiệu nhận biết chính xác bệnh viêm da ở chân, bạn đọc tham khảo để tránh nhầm lẫn với các bệnh lý khác nhé:

  • Xuất hiện các ổ mụn nước nổi thành từng đám ở kẽ chân và lòng bàn chân, kèm theo những cơn ngứa ngáy khó chịu
  • Cơn ngứa thường diễn ra ẩm ỉ, đặc biệt vào ban đêm
  • Sau một thời gian, mụn nước vỡ ra và gây sưng, viêm da
  • Da ở chân bắt đầu khô và ngứa, mẩn đỏ hoặc có màu hồng

2. Nguyên nhân gây viêm da cơ địa ở chân

Viêm da cơ địa ở chân đang là một bệnh rất phổ biến ở mọi đối tượng. Chúng có tính di truyền và phát triển theo thời gian, dễ dàng bùng phát khi gặp điều kiện thuận lợi. Mặc dù, vẫn chưa tìm ra chính xác nguyên nhân gây bệnh, tuy nhiên khoa học đã nghiên cứu và chỉ ra những yếu tố sau đây để bệnh dễ dàng xuất hiện:

  • Di truyền: nếu gia đình có bố mẹ mắc bệnh, tỉ lệ di truyền sang con là 80% và đối với các thành viên trong gia đình là 60%
  • Các yếu tố làm gây bệnh như: dị ứng đồ ăn, chất tẩy rửa, hóa chất, mỹ phẩm,…..
  • Tiếp xúc các tác nhân làm gây bệnh bên ngoài môi trường như: ô nhiễm môi trường, không khí, khói bụi,….

3. Hình ảnh viêm da cơ địa ở chân

Bệnh nhân khi bị viêm da cơ địa ở chân
Bệnh nhân khi bị viêm da cơ địa ở chân
Trẻ em rất dễ bị viêm da cơ địa ở chân
Trẻ em rất dễ bị viêm da cơ địa ở chân

4. Viêm da cơ địa ở chân có lây và nguy hiểm không?

Viêm da cơ địa có bị lây không? Đang là một trong những câu hỏi cũng như nỗi lo của người bị bệnh và người nhà của người bệnh. Bệnh viêm da cơ địa nói chung và viêm da ở chân nói riêng, chúng không lây lan giữa người với người. Tuy nhiên chúng lại có tính di truyền rất cao.

5. Cách chữa viêm da cơ địa ở chân

Có rất nhiều khách chữa bị viêm da chân, nhưng không phải cách nào cũng mang lại hiệu quả nhất định. Bạn đọc tham khảo các cách mà Venus by Asian đã tổng hợp và chọn lọc dưới đây.

5.1. Chữa bằng các bài thuốc dân gian 

Từ xa xưa, ông cha ta đã truyền tay nhau những bài thuốc dân gian chữa viêm da cơ địa chân khá đơn giản, nhưng lại mang tới hiệu quả rất cao. Dưới đây là 7 phương pháp sử dụng các loại lá khác nhau. 

5.1.1. Lá khế

Cây khế đã rất quen thuộc đối với chúng ta, lá khế được áp dụng rất nhiều trong y học cổ truyền là giải độc và chống viêm. Dùng lá khế để trị viêm da cơ địa gót chân giúp kháng viêm và giảm nhẹ triệu chứng của bệnh lý nhanh chóng. Bạn đọc tham khảo cách thực hiện như sau: 

  • Rửa sạch 100 gram lá khế tươi và ngâm với nước muối trong 20 phút rồi vớt ra để khô ráo
  • Đun sôi từ 2 – 3 lít nước rồi vò nát lá khế cho vào nấu chung, tiếp tục đun trong 10 – 15 phút nữa thì tắt hẳn bếp
  • Đổ nước vừa đun ra chậu rồi để nguội, sau đó dùng nước vệ sinh vùng da bị bệnh viêm da cơ địa bàn chân, dùng lá khế chà sát lên chân
  • Sau khoảng 15 – 20 phút thì dùng khăn khô rồi lau sạch chân
Lá khế là bài thuốc dân gian điều trị viêm da cơ địa ở chân được nhiều người sử dụng
Lá khế là bài thuốc dân gian điều trị viêm da cơ địa ở chân được nhiều người sử dụng

5.1.2. Lá bàng non 

Lá bàng non là một loại thuốc nam có khả năng điều trị bệnh viêm da cơ địa lòng bàn chân. Vì trong bàng non chứa nhiều chất làm giảm nhẹ triệu chứng của bệnh viêm như tanin, phytosterol,… Cách thực hiện cũng khá đơn giản:

  • Hái từ 6 – 7 búp bàng non vào buổi sáng khi mà vẫn còn đọng hơi sương trên lá
  • Rửa sạch lá bàng non trên rồi ngâm trong chậu ngâm nước muối loãng và ngâm khoảng 20 phút rồi vớt ra cho ráo
  • Sau đó cho đun sôi với 2 lít nước trong khoảng 10 phút rồi để nguội
  • Nước đã nguội thì vệ sinh vùng da bị bệnh

5.1.3. Lá trà xanh 

Trà xanh là thức uống nổi tiếng khi mang nhiều lợi ích cho sức khỏe và được rất nhiều gia đình sử dụng mỗi ngày. Trong trà xanh có chất chống oxy hoá nên loại lá này rất tốt cho việc giảm viêm và bảo vệ vùng da bị tổn thương. Cách thực hiện như sau:

  • Rửa sạch khoảng 100 gram lá trà xanh tươi rồi đun sôi với 2 lít nước trong khoảng 20 phút
  • Cho thêm một thìa muối trắng vào nồi trên rồi đổ ra chậu cho tới khi ngước nguội dần thì tắm và vệ sinh vùng viêm da cơ địa ở chân
  • Thực hiện tối thiểu 3 – 4 lần mỗi tuần để nhanh chóng có được hiệu quả như mong muốn

5.1.4. Lá đinh lăng 

Lá đinh lăng có tính mát và công dụng chính là để giải độc, giảm viêm sưng,… Theo nghiên cứu mới nhất, lá đinh lăng có chứa hoạt chất kháng viêm và chữa lành vết thương rất tốt. Dùng loại lá này là cách chữa viêm da khá đơn giản lại còn hiệu quả. Cách thực hiện như sau: 

  • Chuẩn bị lá huyết dụ và lá đinh lăng theo tỉ lệ 1:2
  • Rửa sạch chúng rồi đun với 2 lít nước trong khoảng 20 phút rồi tắt bếp
  • Chắt lấy nước và để nguội rồi uống trong khoảng 3 – 4 tuần

5.1.5. Lá trầu không 

Lá trầu không chứa khá nhiều thành phần giúp sản sinh collagen và làm lành các mô vết thương trên da. Chính vì vậy mà sử dụng lá trầu không giúp cho vùng da bị bệnh được kháng khuẩn và nhanh chóng lành vết thương. Cách thực hiện vừa dễ dàng mà ai cũng làm được như sau:

  • Rửa sạch khoảng 100 gram lá trầu không và cho cùng 2 thìa muối trắng
  • Sau đó cho vào nồi nước sạch khoảng 2 lít và đun trong 20 phút 
  • Sau khi nước nguội dần, hãy tắm và vệ sinh vùng da bị bệnh, bạn có thể lấy lá trầu chà lên vùng viêm da thật nhẹ nhàng
  • Mỗi tuần thực hiện khoảng 3 – 4 lần để có được hiệu quả cao
Lá trầu không giúp kháng khuẩn trên vùng da bị tổn thương
Lá trầu không giúp kháng khuẩn trên vùng da bị tổn thương

5.1.6. Tỏi 

Theo khoa học nghiên cứu, tỏi có khả năng chống viêm, kháng khuẩn và ngăn ngừa độc tố tích tụ dưới da. Trong củ tỏi còn có nhiều hoạt chất chống oxy hoá và làm lành tổn thương trên da khá nhanh. Kết hợp tỏi với mật ong là phương pháp chữa viêm da cơ địa ở chân trẻ em an toàn, thực hiện như sau:

  • Bóc sạch vỏ của 200 gam tỏi và rửa sạch, sau đó cho vào một hũ thuỷ tinh
  • Cho thêm 0,5 lít mật ong nguyên chất vào hũ trên và ngâm trong 2 tuần
  • Sau đó, mỗi ngày pha một thìa mật ong tỏi với nước lọc rồi uống, còn phần tép tỏi thì chà nhẹ lên vùng da bị bệnh

5.1.7. Lá lốt

Lá lốt chứa nhiều thành phần kháng khuẩn và giảm đau,… Sử dụng lá lốt trong chữa viêm da cơ địa được khá nhiều người áp dụng và thành công. Bạn hãy thực hiện các bước như sau:

  • Làm sạch khoảng một nắm lá lốt, giã nát với một thìa muối
  • Lau sạch vùng da bị bệnh rồi chà hỗn hợp vừa chuẩn bị trên, để khoảng 15 phút rồi rửa sạch lại bằng nước ấm

Xem thêm:

5.2. Chữa bệnh viêm da cơ địa ở chân bằng thuốc bôi 

Sử dụng các loại thuốc bôi dưới dạng kem hoặc nước là một trong những cách chữa bệnh viêm da ở chân được rất nhiều người lựa chọn thực hiện. Những loại thuốc này được bán ở ngoài tiệm thuốc nên việc tìm kiếm và mua chúng rất dễ dàng.

Tuy nhiên, trong mỗi loại thuốc sẽ chứa các thành phần có công dụng khác nhau. Chính vì vậy mà bạn cần tìm đúng cho mình loại thuốc phù hợp. Để an toàn và yên tâm chữa trị, bạn nên nhờ sự thăm khám và tư vấn từ bác sĩ chuyên môn da liễu. 

5.3. Công nghệ Laser siêu tần Dermaxing

Điều trị viêm da bằng công nghệ Laser siêu tần Dermaxing đang là cách chữa trị được rất nhiều người lựa chọn. Bằng phương pháp sử dụng công nghệ cao, tiêu diệt triệt để những siêu vi khuẩn ẩn nấp dưới mô da và tái tạo collagen để da được phục hồi nhanh chóng. Laser siêu tần Dermaxing chỉ cần thực hiện một liệu trình duy nhất trong 1 liệu trình. 

6. Những lưu ý khi chữa viêm da cơ địa ở chân

Như vậy, bạn đọc đã nắm bắt được rõ thông tin về viêm da cơ địa ở chân rồi. Vậy làm thế nào để bệnh nhanh khỏi hơn thì dưới đây là những lưu ý:

  • Chỉ nên tắm nước ấm, tuyệt đối không tắm nước quá nóng
  • Tránh mặc những áo len dạ và chất nilon, đặc biệt là không để chúng cọ xát vào da
  • Không nên ăn hải sản dễ gây kích ứng cho làn da
  • Nếu lựa chọn những cách chữa trị là bài thuốc dân gian hoặc thuốc bôi, bạn cần kiên trì thực hiện trong một thời gian nhất định
  • Trong quá trình chữa trị bằng bất cứ phương pháp nào, nếu có dấu hiệu bất thường như dị ứng,.. bạn cần dừng sử dụng chúng ngay lập tức

7. Cách ngăn ngừa viêm da cơ địa ở chân

Chữa trị viêm da chân là một chuyện chẳng dễ dàng gì. Có rất nhiều người đã phải sống chung với bệnh ấy cả một thập niên. Vậy có cách nào ngăn ngừa bệnh viêm da ở chân hay không? Dưới đây là các cách ngăn ngừa mà không phải ai cũng biết:

  • Mùa khô hanh nên bôi kem dưỡng da để cung cấp độ ẩm hàng ngày
  • Không tiếp xúc trực tiếp bề mặt da với các chất gây dị ứng
  • Nên dùng găng tay khi tiếp xúc với các chất chứa hoá chất và tẩy rửa
  • Làn da vừa xuất hiện mụn nước, mẩn đỏ, ngứa ngáy,… bạn cần chữa trị chúng luôn hoặc đi thăm khám để có được chẩn đoán đúng nhất
Cung cấp độ ẩm thường xuyên cho đôi chân giảm nguy cơ mắc bệnh
Cung cấp độ ẩm thường xuyên cho đôi chân giảm nguy cơ mắc bệnh

8. Địa chỉ chữa viêm da cơ địa ở chân tốt nhất

Hiện nay, xuất hiện khá nhiều địa chỉ chữa trị viêm da cơ địa toàn thân hoặc ở chân. Tuy nhiên không phải cơ sở nào cũng đáp ứng đủ điều kiện để bảo đảm sự an toàn cũng như hiệu quả sau làm.

Phòng khám Venus by Asian là đơn vị với hơn 15 năm kinh nghiệm trong ngành thẩm mỹ cũng như điều trị viêm da. Bằng việc sử dụng công nghệ cao để loại bỏ hoàn toàn bệnh viêm da chân, Venus by Asian đang là địa chỉ tin cậy của hàng trăm ngàn khách hàng tại đây.

Viêm da cơ địa ở chân đang dần là một bệnh lý rất phổ biến. Chính vì vậy mà ngày càng xuất hiện nhiều cách chữa trị chúng. Điều này đòi hỏi bạn đọc cần tỉnh táo để lựa chọn cho mình một phương pháp điều trị phù hợp. Venus by Asian chúc mọi người sớm chữa khỏi bệnh không đáng có này nhé.