Tuyệt chiêu chăm sóc da tay để bạn có đôi tay trắng sáng, mịn màng

Bạn thích cầm một đôi bàn tay mềm mịn, hồng hào, trắng sáng hay đôi bàn tay nhăn nheo, thô ráp, đầy những vết trầy xước trên da? Nếu mọi người muốn có bàn tay như vế đầu tiên thì thực hiện theo những hướng dẫn của Venus By Asain nhé. Còn nếu vẫn để bàn tay tiếp tục như vế thứ hai thì mọi người chưa biết yêu thương bản thân đâu nhé. 

Nội Dung Chính

1. Các vấn đề hay gặp phải ở da tay

Có thể nói bàn tay là bộ phận tiếp xúc với rất rất nhiều thứ trong một ngày. Chính vì thế, bàn tay là nơi chứa nhiều vi khuẩn nhất và dễ bị tổn thương bởi những tác động bên ngoài. Venus by Asian sẽ liệt kê một vài bệnh mà da tay thường hay gặp phải.

Bàn tay là nơi chứa nhiều vi khuẩn nhất và dễ bị tổn thương
Bàn tay là nơi chứa nhiều vi khuẩn nhất và dễ bị tổn thương

1.1. Da khô, bong tróc da

Theo thống kê, có đến 70% mọi người sẽ gặp phải tình trạng da khô, bong tróc da, thậm chí chảy máu da tay vào mùa đông. Khí hậu Việt Nam hanh khô, cộng thêm việc mọi người vẫn chưa có thói quen chăm sóc da, đặc biệt da tay, da chân nên da khô là điều dễ hiểu. 

1.2. Bệnh tổ đỉa

Loại bệnh này là tình trạng da bị viêm và vùng da ở lòng bàn tay, kẽ bàn tay hay mắc phải nhất. Biểu hiện của bệnh là mọc mụn nước với nhiều kích thước lớn, nhỏ khác nhau, có màu trắng đục và rất ngứa. 

Bệnh tổ đỉa có thể tự khỏi từ 3 – 4 tuần và dễ dàng bị tái bệnh nếu không ngăn ngừa, chăm sóc da tay cẩn thận. Nguyên nhân chính gây bệnh cho đến nay các nhà nghiên cứu vẫn chưa xác định được. 

1.3. Bệnh á sừng

Trái ngược với bệnh tổ đỉa thì nguyên nhân chính dẫn đến bệnh á sừng do bàn tay tiếp xúc với nhiều sản phẩm có thành phần tẩy rửa cao, axit mạnh. Sau một thời gian dài bạn sẽ thấy da tay cực kỳ khô, thô ráp, da vùng đầu ngón tay bị bong tróc và có thể bị chảy máu khi tay đã bị bệnh nhưng bạn vẫn tiếp tục sử dụng những hóa chất độc hại này. 

1.4. Rộp da

Rộp da với những biểu hiện rất rõ ràng: những nốt mụn nước chứa dịch bên trong, mọc đơn lẻ hoặc mọc thành từng cụm. Nguyên nhân có thể là do bạn không bảo vệ làn da dưới ánh nắng mặt trời, da bị cháy nắng và bị rộp da. Tình trạng này sẽ tự lành từ 1 – 2 tuần.

Tuy nhiên, nếu không cẩn thận để mụn này vỡ ra trước thời gian mụn tự lành, dịch trong mụn sẽ lan ra và gây mụn những vùng da xung quanh. 

1.5. Dị ứng latex

Dị ứng là tình trạng làn da phản ứng với những loại mủ, nhựa trong tự nhiên. Những loại độc tố này thường xuất hiện trong mủ cao su, găng tay cao su, găng tay y tế,… Với những biểu hiện cụ thể: ngứa da, đỏ da và nếu nặng hơn có thể bị sốt, phát ban. 

2. Những cách chăm sóc da tay hiệu quả và an toàn

Nếu bạn không muốn trở thành “nạn nhân” của những loại bệnh về da tay mà Venus by Asian đã đề cập ở trên. Mọi người hãy lưu ngay lại cách chăm sóc da tay siêu đơn giản, hiệu quả nhé.

2.1. Rửa tay đúng cách

Trong hầu hết những sản phẩm vệ sinh da tay chứa rất nhiều chất tạo mùi, chất tẩy rửa để tiêu diệt hết những vi khuẩn còn bám trên da. Thế nhưng, bạn có biết rằng mùi thơm ấy chỉ đánh lừa thị giác người dùng là tay thơm tho, sạch sẽ nhưng sau một thời gian dài sử dụng da tay sẽ rất khô.

Vì vậy, không cần thiết phải sử dụng những sản phẩm này liên tục nếu không thực sự cần thiết. Tiếp đến, không nên sử dụng nước quá nóng để rửa tay, dùng máy sấy, sưởi ấm tay dưới bếp than để làm ấm tay càng khiến da trở nên khô hơn.

Không nên sử dụng nước quá nóng để rửa tay
Không nên sử dụng nước quá nóng để rửa tay

2.2. Bảo vệ da tay dưới tác động của các hóa chất bằng găng tay

Trong những sản phẩm tẩy rửa: bột giặt, nước rửa chén,… Phần trăm những chất tẩy rửa cực kỳ cao và phải chịu sự tác động của môi trường như mưa, gió, nắng nóng,… Vì thế để chăm sóc da tay tốt hơn mọi người nên đeo găng tay bằng cao su khi làm việc nhà và đeo găng tay len, vải để bảo vệ da dưới những tác động môi trường. 

Để chăm sóc da tay tốt hơn mọi người nên đeo găng tay bằng cao su
Để chăm sóc da tay tốt hơn mọi người nên đeo găng tay bằng cao su

Xem thêm:

2.3. Tẩy tế bào chết da tay

Dù là với bất kỳ vùng da nào cũng cần được làm sạch, loại bỏ đi các tế bào chết trên da. Đặc biệt, da bàn tay của chúng ta một ngày tiếp xúc, cầm nắm biết nhiều là đồ vật thì vi khuẩn, tế bào chết trên da cực kỳ nhiều. Vì vậy, tẩy tế bào chết cho da tay là thực sự cần thiết.

Tuy nhiên, mọi người cũng cần phải hết sức chú ý việc tẩy tế bào chết quá nhiều sẽ gây ra tác dụng ngược đó là da tay sẽ bị khô. Các chuyên gia làm đẹp khuyên rằng chỉ nên tẩy tế bào chết từ 1 – 2 lần/tuần cho da tay nói riêng và những vùng da khác trên cơ thể nói chung. 

Tẩy tế bào chết cho da tay là thực sự cần thiết
Tẩy tế bào chết cho da tay là thực sự cần thiết

2.4. Da tay cũng cần được giữ ẩm

Bạn đã bỏ thời gian để tẩy tế bào chết cho da tay mà quên không bôi kem dưỡng ẩm cho da thì quá phí. Việc làm này giống như việc chúng ta uống nước hàng ngày vậy. Ngay sau khi vệ sinh tay sạch sẽ hoặc sau khi tẩy tế bào chết xong thì mọi người nên bôi kem dưỡng ẩm luôn nhé để sản phẩm đạt tác dụng tốt hơn. 

Sau khi tẩy tế bào chết xong thì mọi người nên bôi kem dưỡng ẩm
Sau khi tẩy tế bào chết xong thì mọi người nên bôi kem dưỡng ẩm

2.5. Bôi kem chống nắng

Việc làm này như xây dựng lên một lớp màng bảo vệ cho da tay của chúng mình. Tránh xuất những đốm nâu, da tay xỉn màu gây mất thẩm mỹ trên da. Ngoài việc bôi kem chống nắng, mọi người đeo thêm các loại găng tay khi đi ngoài trời nắng. 

Bôi kem chống nắng nhằm xây dựng lên một lớp màng bảo vệ cho da tay
Bôi kem chống nắng nhằm xây dựng lên một lớp màng bảo vệ cho da tay

Da tay dày hơn và cũng ít bị kích ứng hơn da mặt, chỉ do bạn quá bỏ bê đôi bàn tay của mình mới dẫn đến những tình trạng trên. Venus by Asian tin rằng, với những chia sẻ ở trên, ai cũng có thể chăm sóc da tay dễ dàng và nhanh chóng có được đôi bàn tay mềm mịn, hồng hào.