Vì sao da bị nổi hạch? Có nguy hiểm không? cách khắc phục nhanh

Da nổi hạch hiện diện khắp cơ thể bạn. Chúng là một phần rất quan trọng và không thể thiếu trong hệ thống miễn dịch của bạn. Giúp cơ thể bạn nhận biết, chống lại vi trùng, nhiễm trùng và các chất lạ khác. Thế nhưng biểu hiện này có khi nào còn là nguyên nhân của nhiều bệnh khác không? Mọi người cùng Venus by Asian tìm hiểu rõ hơn nhé. 

Nội Dung Chính

1. Da nổi hạch là gì?

Da nổi hạch (hệ bạch huyết) là những vết sưng, u nhỏ nằm dưới da có hình tròn hoặc hình giống hạt đậu. Đây là một dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn đang chống lại nhiễm trùng hoặc bệnh tật. Hầu hết sau một thời gian, nếu những nốt hạch này là lành tính thì chúng sẽ tự biến mất hoặc vẫn còn trên da nhưng vô hại.  

Da nổi hạch là một phần của hệ thống bạch huyết. Đây là một trong những hệ thống ít được biết đến, có nhiệm vụ cân bằng lượng chất lỏng trong cơ thể của bạn. 

Những cục hạch này giúp cơ thể loại bỏ vi trùng, tế bào hoặc các vật chất lạ khác đi qua chất lỏng bạch huyết của bạn (một chất lỏng trong suốt hoặc hơi vàng được tạo thành từ các tế bào bạch cầu, protein và chất béo).

Da nổi hạch là một phần của hệ thống bạch huyết.
Da nổi hạch là một phần của hệ thống bạch huyết.

2. Da nổi hạch ở những vị trí nào?

Da nổi hạch mọc thành từng cụm, chúng xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhau như: cổ, dưới cánh tay, nếp gấp giữa đùi hay bất kỳ vùng nào trên cơ thể đều là “vùng đất màu mỡ” để nổi hạch. Đôi khi bạn có thể thấy chúng sưng lên rõ rệt trên da.

Bạn có biết trên khắp cơ thể của chúng ta có hơn 800 cục hạch với kích lớn lớn nhỏ khác nhau và nằm rải rác khắp cơ thể. Những tế bào này lưu trữ các tế bào miễn dịch và hoạt động như bộ lọc để loại bỏ vi trùng, tế bào chết và các chất thải khác khỏi cơ thể.

Thông thường, da nổi hạch sẽ sưng lên gần với nơi có vấn đề. Ví dụ khi bị viêm họng hạch ở cổ có thể bị sưng lên và bạn rất dễ phát hiện. Phụ nữ bị ung thư vú có thể bị sưng hạch ở nách .

Thông thường, da nổi hạch sẽ sưng lên gần với nơi có vấn đề
Thông thường, da nổi hạch sẽ sưng lên gần với nơi có vấn đề

Xem thêm:

3. Sự khác nhau giữa hạch lành tính và hạch ác tính

Việc phân biệt giữa hạch lành tính và hạch ác tính rất quan trọng trong việc xác định chính xác bệnh và nguyên căn gây bệnh là gì. Chúng ta khó có thể biết được da nổi hạch là ác tính hay lành tính, nếu không phải là bác sĩ và thông thường phải đi siêu âm thì rõ được. Tuy nhiên, có một số biểu hiện bên ngoài để bạn dễ dàng nhận thấy sự bất thường 

3.1. Đặc điểm da nổi hạch lành tính

  • Hạch không có xu hướng lan rộng
  • Hầu hết phát triển chậm
  • Không di căn (lây lan) sang các bộ phận khác của cơ thể
  • Hình dạng bên ngoài của hạch bình thường
  • Không tiết ra hormone hoặc các chất khác 
  • Không có khả năng tái phát nếu đã khỏi hoặc cần điều trị thêm như xạ trị, hóa trị

3.2. Đặc điểm da nổi hạch ác tính

  • Da nổi hạch có thể lây lan nhanh hoặc chậm tùy vào mức độ nặng hay nhẹ của bệnh
  • Thường phát triển khá nhanh
  • Thường xâm lấn sang những vùng da gần đó
  • Có thể lây lan qua đường máu hoặc dùng tay đụng vào vùng hạch bị bệnh rồi đụng vào vùng bộ phận lân cận 
  • Có thể tái phát sau khi loại bỏ, đôi khi da nổi hạch lại ở những vị trí ban đầu
  • Tế bào có nhiễm sắc thể và DNA bất thường với những dấu hiệu: nhân lớn, sẫm màu, có hình dạng bất thường
  • Gây mệt mỏi và sụt cân

4. Phương pháp điều trị da nổi hạch

Da nổi hạch khó có thể chẩn đoán được bệnh bằng mắt thường hay theo những phương pháp dân gian. Với mỗi dạng hạch có cách điều trị khác nhau.

4.1. Da nổi hạch lành tính

Nếu da nổi hạch không phải do nguyên nhân gì đó nghiêm trọng và chúng sẽ tự biến mất sau một thời gian thì mọi người không cần quá lo lắng và dễ dàng giải quyết tại nhà. 

  • Chườm ấm: sử dụng một chiếc khăn mặt sạch cho vào nước nóng, vắt khô nước và đặt lên vùng bị đau có thể giúp giảm đau
  • Nghỉ ngơi: việc nghỉ ngơi đầy đủ có thể giúp bạn vượt qua cơn đau nhẹ nhanh hơn
  • Thuốc giảm đau không kê đơn: acetaminophen, aspirin, ibuprofen hoặc naproxen giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn, hỏi ý kiến bác sĩ khi dùng cho trẻ dưới 18 tuổi
Sử dụng một chiếc khăn mặt sạch cho vào nước nóng chườm lên vị chí hạch
Sử dụng một chiếc khăn mặt sạch cho vào nước nóng chườm lên vị chí hạch

4.2. Da nổi hạch ác tính

Trong trường hợp bạn đã áp dụng cách giảm đau tình trạng da nổi hạch ở trên mà vẫn không thuyên giảm, da nổi hạch to và đau hơn thì bạn phải đến gặp bác sĩ ngay lập tức. Bạn sẽ được thăm khám, kiểm tra sức khỏe và nếu da nổi hạch ác tính có thể bác sĩ sẽ yêu cầu bạn nhập viện ngay và tiến hành điều trị bệnh theo phác đồ của bác sĩ. 

Khi áp dụng những cách trên không thuyên giảm cần phải gặp ngay bác sĩ
Khi áp dụng những cách trên không thuyên giảm cần phải gặp ngay bác sĩ

Khi da nổi hạch bạn tuyệt đối không được chủ quan đâu nhé. Như Venus by Asian đã đề cập ở trên đây có thể là dấu hiệu ban đầu hạch ác tính mà bạn không biết được nếu không thăm khám bác sĩ. Tại website của Venus by Asian có rất nhiều thông tin bổ ích về làm đẹp, chăm sóc sức khỏe, mọi người ghé thường xuyên để cập nhật những thông tin bổ ích nhé.