Mùa hè là một trong những mùa được yêu thích nhất trong năm với nhiều hoạt động thể thao và giải trí ngoài trời. Tuy nhiên, sau nhiều giờ vui chơi dưới ánh nắng mặt trời, con người thường phải đối diện với tình trạng da cánh tay bị cháy nắng, sạm đen. Nhiều người đang đi tìm câu trả lời cho những vấn đề liên quan như bị cháy nắng bôi gì hoặc cháy nắng làm sao để trắng lại. Nhiều biện pháp đơn giản có thể được thực hiện ngay tại nhà để giải quyết tình trạng cháy nắng, làm dịu da và giảm kích ứng. Hãy cùng nhau tìm hiểu về da tay bị cháy nắng dưới bài viết này nhé.
Nội Dung Chính
1.Nguyên nhân làm da cánh tay bị cháy nắng
Nguyên nhân đầu tiên gây nên tình trạng da bị cháy nắng và xỉn màu mà ai cũng biết đến đó là do tia cực tím từ ánh nắng mặt trời tác động lên da và làm hư hại đi các sợi collagen và elastin tồn tại ở lớp trung bì và hạ bì. Khi tiếp xúc trực tiếp với tia cực tím trong một khoảng thời gian dài khiến cho lớp biểu bì của da bị tổn thương, dẫn đến hiện tượng đỏ da, cháy nắng.
Không những thế, tia cực tím còn là nguyên nhân gây ra các bệnh ung thư biểu mô tế bào vảy và ung thư biểu mô tế bào đáy.
Đồng thời trong ánh nắng mặt trời còn có sự góp mặt của tia UVA – thủ phạm làm hỏng kết cấu tế bào da, gây lão hóa sớm và gây nên u hắc tố (một loại ung thư da nguy hiểm có thể dẫn đến tử vong rất cao).
2.Da cánh tay bị cháy nắng có trắng lại được không?
Da tay cháy nắng không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của làn da mà khiến cho tính thẩm mỹ của làn da bị xuống cấp nhanh chóng. Nếu tình trạng này thường xuyên diễn ra và bạn không thực hiện các biện pháp bảo vệ khắc phục sẽ khiến cho làn da bị lão hóa nhanh chóng. Và câu trả lời của các chuyên gia làm đẹp đối với vấn đề da bị cháy nắng có trắng lại được không? Là có nếu như bạn biết chăm sóc da đúng cách.
3.Có những cách nào điều trị da cánh tay bị cháy nắng?
Khi thấy da tay có dấu hiệu bị cháy nắng, bạn cần áp dụng các biện pháp dưới đây để giúp chữa lành và làm dịu vùng da bị cháy nắng:
3.1.Làm mát da càng sớm càng tốt
Da bị cháy nắng cần được làm mát da càng sớm càng tốt. Bạn có thể sử dụng khăn lạnh, khăn ướt, gạc ẩm hoặc đá được bọc trong một chiếc khăn, xoa nhẹ lên vùng da cháy nắng để giúp da có cảm giác mát hơn, cân bằng nhiệt độ cho vùng da bị cháy nắng. Lưu ý không đặt trực tiếp đá lạnh hoặc khăn quá lạnh (khăn để trong tủ đá) lên da vì điều này có thể khiến da trở nên tồi tệ hơn.
Mà nên để da tiếp cận với đá và khăn lạnh từ từ. Tùy vào tình trạng của da mà bạn có thể làm điều này trong 10 – 15 phút hoặc thậm chí trong vài giờ. Nếu bạn bị cháy nắng toàn thân, bạn cũng có thể tắm với nước mát để làm dịu cơn đau rát. Sau đó, nên giữ một lớp nước mỏng trên da rồi bôi một loại kem dưỡng ẩm cho toàn thân.
3.2.Uống nhiều nước
Do da bị cháy nắng đã bị mất nước rất nhiều, nên sau khi đã làm mát da từ bên ngoài, bạn cần bổ sung lượng nước cần thiết cho cơ thể, đồng thời giúp làm dịu da. Bạn cần lưu ý, để giữ cho da luôn khỏe mạnh, bạn cần phải liên tục giữ nước cho cơ thể. Đặc biệt là sau khi bị cháy nắng, bạn cần phải uống nhiều nước hơn nữa để da hồi phục lại như ban đầu.
Khi thấy da bong tróc, hãy cố gắng uống từ 8 – 10 ly nước lọc mỗi ngày. Nước rất quan trọng đối với hoạt động của cơ thể và làn da, giúp làn da tổn thương mau chóng khỏe mạnh, mềm mịn hơn. Ngoài nước lọc bạn có thể thay thế bằng các loại nước ép chứa nhiều vitamin E, A, C như cam, bưởi, cà rốt, cà chua…
Xem thêm:
- Bị rạn bụng khi mang thai: 10 cách điều trị an toàn hiệu quả
- Mông có vết rạn – Nguyên nhân và 10 cách điều trị hiệu quả
3.3.Thoa kem dưỡng ẩm
Khi da bị cháy nắng, bạn hãy sử dụng loại kem dưỡng ẩm có chứa những thành phần lô hội, bạc hà, long não hoặc đậu nành sẽ giúp làm dịu làn da bị cháy nắng, da đỡ căng rát và không bị bong tróc.
Lưu ý không sử dụng các loại kem dưỡng có chứa các thành phần petroleum, benzocaine, lidocaine vì chúng có thể khiến da có cảm giác nóng hơn hoặc gây kích ứng cho da. Lưu ý thoa kem nhẹ nhàng, nếu da bị rộp, đừng làm chúng vỡ ra vì nó sẽ khiến vết da cháy nắng của bạn tệ hơn. Da bị rộp có nghĩa là bạn bị cháy da cấp độ hai. Hãy cứ để vết rộp tự lành và giúp bạn tránh khỏi nhiễm khuẩn.
3.3.Bảo vệ da trong thời kỳ phục hồi
Khi da bị cháy nắng tức là da đang có tổn thương, vì vậy khi ra ngoài trời nắng, bạn nên sử dụng quần áo che chắn vùng da bị ảnh hưởng, mặc quần áo chống nắng, đeo kính râm, đội mũ rộng vành. Thoa kem chống nắng 30 phút trước khi ra ngoài, dù trời nhiều mây mù.
Những tia độc hại có thể xuyên qua mây. Đừng quên bảo vệ môi, bàn tay, tai, gáy. Cần thoa lại kem sau khi bơi hoặc đổ mồ hôi nhiều. Chọn kem chống nắng có SPF từ 15 đến 30. Kem chống nắng SPF 15 bảo vệ khoảng 94% tia độc hại, SPF30 chặn khoảng 97%. Bạn nên tìm loại có chứa thành phần oxit kẽm, titanium dioxide, avobenzone.
Khi da tay bị cháy nắng quá, có thể đã ở tình trạng bỏng nắng. Bạn cần biết phân biệt bỏng nắng và cháy nắng: Cháy nắng thường ít nguy hiểm, nó chỉ làm xỉn màu da và sẽ biến mất sau một thời gian (tùy cơ địa mỗi người).
Nhưng bỏng nắng thì khác, nó thường gây tổn thương da trên diện rộng, mức độ đỏ da cứ tăng dần, có thể kèm theo đau đầu, sốt và mệt mỏi. Các dấu hiệu của bỏng nắng thường xuất hiện trong vòng 2 – 6 giờ tiếp xúc. Thời gian hay gây bỏng nắng là khoảng giữa trưa từ 11 – 14 giờ khi nồng độ tia cực tím tập trung cao.
Khi thấy những dấu hiệu dưới đây thì bạn cần đi khám chuyên khoa da liễu, để tránh các sang thương ngày càng rộng và ăn sâu hơn: cảm thấy mệt hay chóng mặt. Mạch đập nhanh, thở mạnh. Cảm thấy lạnh. Bị buồn nôn, sốt rét hoặc phát ban. Bị phồng rộp nặng…
Tóm lại, cháy nắng có thể xảy ra vào bất cứ thời điểm nào, phổ biến nhất trong mùa hè khi các tia nắng mặt trời mạnh nhất. Biện pháp tốt nhất để chống lại ánh nắng là phòng ngừa. Bạn có thể dễ dàng giảm nguy cơ ung thư bằng cách thực hiện tốt các biện pháp bảo vệ da an toàn dưới ánh nắng mặt trời. Tuy nhiên còn thắc mắc gì hãy liên hệ ngay tới phòng khám Venus by Asian để được tư vấn miễn phí.