Vào mùa đông, khi thời tiết chuyển lạnh, ngứa da chân là một tình trạng gặp khá phổ biến và gây phiền toái cho người bệnh. Vậy nguyên nhân và các cách điều trị ngứa da chân mùa đông như thế nào cho hiệu quả, Venus by Asian mời các bạn theo dõi bài chia sẻ sau.
Nội Dung Chính
1. Giải thích nguyên nhân ngứa da chân mùa đông
. Theo luận giải của y học cổ truyền, mùa đông có tính phong hàn gây nên dị ứng, mẩn ngứa và mề đay cho da chân nên sẽ dẫn đến tính trạng bị ngứa.
Còn theo lý luận của y học hiện đại, con người có thể bị dị ứng bởi nhiều nguyên nhân, trong đó có thời tiết và khí hậu lạnh. Nổi mề đay và mẩn ngứa khi thời tiết trở lạnh là một trong những phản ứng đầu tiên khi da tiếp xúc với môi trường có nhiệt độ thấp, đặc biệt là khi thay đổi nhiệt độ đột ngột. Tình trạng ngứa chân mùa lạnh đi kèm với các biểu hiện khác như:
- Cảm giác bỏng rát trên vùng da chân
- Sốt cao
- Đau nhức đầu
- Đau mỏi khớp cổ chân và khớp gối
- Cơ thể mệt mỏi, uể oải
- Tinh thần bất an, lo lắng, tim đập nhanh
- Khó nuốt
- …
2. Các bệnh ngứa da chân mùa đông
Ngứa da chân mùa đông là một bệnh lý mãn tính có thế khởi phát bởi bất kỳ đối tượng nào. Biểu hiện ban đầu khi bị ngứa chân vào mùa đông là xuất hiện các mảng ngứa mẩn đỏ, sần sùi trên da chân và ngứa tăng nhiều về đêm hoặc khi lạnh hơn.
2.1. Viêm da cơ địa
Những người có tiền sử mắc các bệnh da liễu, dị ứng, hen suyễn thì nguy cơ mắc bệnh ngứa da chân cao hơn. Vào mùa đông, khi nhiệt độ và độ ẩm giảm sâu, bệnh viêm da cơ địa có cơ hội phát triển mạnh hơn. Ngứa chân mùa đông do viêm da cơ địa là tình trạng thường gặp. Ngứa đi kèm với các vảy khô bong tróc da chân do trời lạnh.
2.2. Ngứa da chân mùa đông – Bệnh vảy nến trên da
Vảy nến là các tế bào sừng già cỗi bị chết trên da. Nếu quá trình tái tạo tế bào sừng mới bị rối loạn, tức là tế bào mới được sinh ra khi tế bào cũ chưa mất đi thì có hiện tượng xếp chồng nhau, tạo từng mảng bám trên da. Bệnh chủ yếu có ở những nơi như đầu gối, mắt cá và dần dần có thể lan ra toàn thân.
2.3. Viêm da tiết bã
Thời tiết lạnh và độ ẩm thấp là điều kiện thuận lợi cho bệnh viêm da tiết bã khởi phát. Khi độ ẩm thấp, da dễ bị mất nước dẫn đến tuyến bã nhờn hoạt động mạnh. Nếu không được vệ sinh đúng cách, các chất bụi bẩn sẽ ứ đọng tại lỗ chân lông và gây viêm chân lông nên mẩn ngứa, nứt nẻ và bong tróc da chân.
3. Hướng dẫn cách điều trị ngứa chân mùa đông
Có thể tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh mà có cách điều trị khác nhau, có thể dùng thuốc hoặc không.
3.1. Những cách phòng tránh ai cũng cần nắm rõ
Vào mùa đông, khi thời tiết chuyển sang trạng thái lạnh và khô thì mỗi người nên chủ động phòng tránh các bệnh ngứa da, đặc biệt với những người có tiền sự bệnh dị ứng.
- Chú ý giữ ấm cho cơ thể, mặc quần áo, đội mũ, khăn và găng tay, tất chân,… Hạn chế tối đa sự tiếp xúc của cơ thể với môi trường khô lạnh bên ngoài
- Tắm bằng nước ấm, không được tắm bằng nước lạnh, vừa có thể gây hại cho sức khỏe vừa tăng nguy cơ bị kích ứng. Không nên tắm bằng nước quá nóng vì gây tổn thương da, niêm mạc, tăng cường lớp vảy sừng
- Không uống nước lạnh, nước đá hay sử dụng các đồ lạnh như kem, nước đá xay,…
- …
Xem thêm:
- Rạn da đùi – Nguyên nhân và tổng hợp 7 cách điều trị hiệu quả
3.2. Thuốc điều trị bệnh ngứa da chân mùa đông
Những thuốc được dùng để giảm thiểu các triệu chứng ngứa và nổi mề đay do bệnh thường được chia thành thuốc dạng uống hoặc dùng bôi ngoài da.
3.2.1. Sản phẩm dùng ngoài da
Thuốc chữa ngứa da chân mùa đông dùng ngoài da thường thuộc nhóm corticoid. Các loại thuốc thuộc nhóm này có tác dụng nhanh chóng trong việc giảm các triệu chứng mẩn ngứa, sưng phù, nóng đỏ da…
Tuy nhiên, chúng không có hiệu quả tận gốc và có thể gây ra các tác dụng không mong muốn nguy hiểm với sức khỏe người sử dụng. Chính vì vậy, việc sử dụng corticoid phải được kiểm soát chặt chẽ và chỉ dùng theo chỉ định của bác sĩ.
Ngoài các thuốc điều trị, bệnh nhân cần phải tăng cường sử dụng các sản phẩm dưỡng ẩm bảo vệ da và phải vệ sinh cơ thể sạch sẽ. Đây là phương pháp khá an toàn nhưng yêu cầu sự tỉ mỉ và kiên trì.
3.2.2. Thuốc uống chữa ngứa da chân mùa đông
Kháng sinh được lựa chọn khi đã có kết quả xác định nguyên nhân gây bệnh là do vi khuẩn gây ra. Nếu không do vi khuẩn, việc uống kháng sinh là vô tác dụng mà còn gây hại cho sức khỏe. Ngoài ra, các trường hợp do dị ứng còn được kê dùng các thuốc kháng histamin như doxepin, xolair, antihistamine,…
Trên đây là một số điều cơ bản nhất về cách phòng và điều trị bệnh ngứa da chân mùa đông. Venus by Asian mong rằng bạn đọc có được những điều bổ ích qua bài viết này. Venus by Asian chúc mọi người giữ gìn sức khỏe thật tốt để chống lại những căn bệnh ngoài da này.