Ngứa da cơ địa là một tình trạng cơ thể có cảm giác châm chích ngứa ngáy khó chịu trước bất kỳ tác nhân hoặc yếu tố nào. Venus by Asian mời độc giả cùng tìm hiểu rõ hơn qua bài viết dưới đây.
Nội Dung Chính
1. Giải thích nguyên nhân bị ngứa da cơ địa
Ngứa da cơ địa là một bệnh lý có bản chất phụ thuộc vào cá nhân và tính di truyền hệ thống. Theo nghiên cứu, các bệnh ngứa da cơ địa là do di truyền. Tức là nếu trong gia đình bạn có người bị dị ứng, viêm da cơ địa thì khả năng bạn mắc bệnh cũng cao hơn người khác. Các yếu tố làm bệnh khởi phát và tiến triển nặng hơn gồm có:
- Các dị nguyên xung quanh môi trường như hóa chất, len dạ, chất thải,…
- Ngoại độc tố của vi khuẩn tụ cầu vàng có vai trò kích thích hoạt hóa tế bào lympho T và đại thực bào. Từ đó kích thích phản ứng dị ứng và gây ngứa da.
- Thức ăn: Các loại thực phẩm có khả năng làm nặng hơn tình trạng ngứa da cơ địa như trứng, sữa, đậu nành, cá, bột mì,…
- Các dị nguyên và yếu tố lạ tác động tới chức năng bảo vệ da của hàng rào bảo vệ, làm giảm lớp ceramic trên bề mặt da khiến cho da bị mất nước và dẫn đến tình trạng khô da
- Yếu tố thời tiết cũng tác động khiến tình trạng ngứa da cơ địa tăng lên. Mùa hay bị ngứa da cơ địa là mùa đông, khi thời tiết khô, da bị nứt nẻ, vảy nến nhiều
- Ngoài ra, trang phục bằng len, chất liệu làm chăn, ga, đệm giường hay lông chó mèo cũng là các yếu tố có thể gây ra ngứa da và viêm da
2. Ngứa da cơ địa có nguy hiểm không?
Ngứa da cơ địa tùy từng biểu hiện và mức độ nghiêm trọng của bệnh mà xác định tình trạng mức độ nguy cấp khác nhau.
2.1. Giai đoạn cấp tính
Ở giai đoạn cấp tính, biểu hiện của ngứa da cơ địa:
- Xuất hiện vùng da đỏ có ranh giới không rõ ràng cùng với các nốt sần, mụn nước và không có vảy da
- Da chỗ ngứa bị phù nề và chảy dịch rồi đóng vảy tiết
- Cảm giác ngứa ngáy khiến người bệnh có thể không tự chủ mà gãi xước và trầy da tạo cơ hội cho các vi khuẩn xâm nhập
- Bệnh thường xuất hiện nhiều ở vùng trán và nặng hơn là có thể lan ra tay, chân và cả toàn thân
2.2. Giai đoạn mãn tính
Gồm những biểu hiện sau:
- Da vùng bệnh có biểu hiện thâm và dày, có phân chia ranh giới rõ giữa các vùng và có nhiều vết nứt da
- Bệnh nhân đã gãi quá nhiều vì không kiểm soát được cơn ngứa
- Tổn thương thường xuất hiện ở các vùng da có nếp gấp lớn như cổ tay, gáy, ngón tay, ngón chân,… Khi nặng thì bị lan ra toàn thân
- Triệu chứng của bệnh là da khô nứt nẻ, có nhiều ban đỏ và hình thành một vòng xoắn bệnh lý ngứa – gãi – ban đỏ – ngứa
- Ngoài ra, người bệnh còn có triệu chứng đi kèm như viêm kết mạc, viêm mũi, ngứa họng, ho hen,…. Và đi kèm các biểu hiện như vảy nến, dày sừng nang lông,…
Bệnh ngứa da cơ địa thường có thể tự khỏi khi người bệnh qua độ tuổi thiếu niên. Nếu không điều trị thì bệnh sẽ tiến triển trong thời gian dài, từ vài tháng đến vài năm tùy trường hợp cụ thể.
Xem thêm:
- Rạn da lâu năm là gì? 17 cách làm mờ vết rạn da lâu năm nhanh nhất
- Những dấu hiệu bị rạn da khi mang thai và cách khắc phục
3. Cách khắc phục khi ngứa da cơ địa
Khi bị ngứa da cơ địa, việc đầu tiên mà người bệnh cần chú ý là hạn chế tối đa các hành động gãi ngứa, chà xát vào vùng dị ứng. Bởi vì việc đó có thể làm xấu tình hình bệnh và tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập gây bất lợi cho sức khỏe.
Kem dưỡng ẩm và các loại thuốc bôi ngoài da chống ngứa là việc rất cần thiết. Đây vừa là một quá trình chăm sóc da từ bên trong vì vừa giúp chống ngứa, vừa có tác dụng chống khô da. Kem dưỡng ẩm nên được sử dụng hàng ngày và thường xuyên để có thể phát huy tác dụng lâu dài và tận gốc.
Cần tìm hiểu các nguyên nhân và yếu tố làm gia tăng tính nghiêm trọng của ngứa da cơ địa và loại bỏ chúng khỏi môi trường sinh hoạt. Ví dụ như các chất liệu len dạ, hóa chất, chất tẩy rửa,… Nếu chúng tác động tới tiến triển của bệnh thì nên hạn chế sử dụng hoặc có thể đổi sang sản phẩm khác phù hợp hơn.
Điều trị ngứa da cơ địa cần có sự kết hợp chặt chẽ giữa cả bác sĩ, người bệnh và người thân. Tùy từng giai đoạn và mức độ của bệnh để có các thuốc điều trị bên ngoài hay dùng trong.
Với ngứa da cơ địa cấp tính:
- Kem dưỡng ẩm và kem bôi nhóm Corticoid
- Thuốc chứa thành phần kháng Histamin, thuốc chống ngứa và một số trường hợp nhiễm khuẩn có thể dùng kháng sinh
Với trường hợp mạn tính:
- Làm ẩm da bằng kem dưỡng ẩm hoặc các sản phẩm đặc hiệu
- Thuốc bôi corticoid: có hiệu quả tốt trong việc giảm ngứa giảm mẩn đỏ nhưng cần chú trọng khi sử dụng để tránh tác dụng không mong muốn
- Thuốc chống viêm, kháng histamin, chống ngứa
Các phương pháp khác: che chắn da cẩn thận, tránh tiếp xúc nắng mặt trời gay gắt, tránh cọ xát vào trang phục….
Ngứa da cơ địa tuy không phải là một bệnh lý nguy hiểm nhưng có thể gây ra các vấn đề khó chịu, không thoải mái với người bệnh. Nếu không được chăm sóc và chữa trị ngứa kịp thời có thể dẫn đến sẹo. Vì vậy, Venus by Asian hy mong mọi người cần chú ý trang bị cho mình những kiến thức cơ bản nhất nhé!