Nguyên nhân và cách điều trị khi bị nứt da ở trẻ sơ sinh hiệu quả cao nhất

Làn da của trẻ sơ sinh rất nhạy cảm, nhất là trong những khoảng thời gian đầu đời. Vì thế, thường xuất hiện tình trạng nứt da ở trẻ sơ sinh khiến các bậc phụ huynh không ngừng lo lắng. Vậy nguyên nhân từ đâu khiến da trẻ bị như vậy? Bố mẹ hãy theo chân Venus by Asian đi tìm hiểu về nguyên nhân và cách khắc phục vấn đề này. 

Nội Dung Chính

1.Nguyên nhân nứt da ở trẻ sơ sinh

Nứt da ở trẻ sơ sinh là một trong biểu hiện đầu tiên về việc lớp biểu bì (lớp ngoài cùng của da) đang bị tổn thương. Nguyên nhân do đâu mà xuất hiện những lớp nứt da này?

1.1.Cấu trúc da trẻ sơ sinh chưa thực sự ổn định

Nếu ai đã và đang làm mẹ thì đều nhận thấy rằng trẻ sơ sinh thay đổi từng ngày, nên cấu trúc da chưa ổn định là điều dễ hiểu. Lúc này, hệ thống collagen tự nhiên yếu ớt. Làn da của trẻ không có đủ sức đề kháng để chống lại sự thay đổi thời tiết đột ngột và những tác nhân gây hại cho da ở xung quanh môi trường sống. 

1.2.Thời tiết, môi trường ảnh hưởng trực tiếp đến việc nứt da ở trẻ sơ sinh

Khi thời tiết, những tác nhân xấu có hại cho sức khỏe: khói bụi, nắng nóng,… Cũng khiến người lớn chúng ta dễ dàng bị ốm, khó chịu. Như vậy, đối với làn da siêu nhạy cảm của trẻ sơ sinh làm sao có thể chịu được. 

Đặc biệt vào mùa đông thời tiết hanh khô, các bé luôn được sưởi ấm bằng điều hòa, quạt sưởi,… Tình trạng bị mất nước trên da trẻ càng cao và dẫn đến việc làn da bé bị nứt nẻ, sần sùi,…

Nguyên nhân của những vết nứt da ở trẻ em do nhiều nguyên nhân gây nên
Nguyên nhân của những vết nứt da ở trẻ em do nhiều nguyên nhân gây nên

1.3.Lầm tưởng trẻ sơ sinh không cần tắm rửa nhiều

“Không nên cho trẻ sơ sinh tắm rửa nhiều sẽ khiến trẻ dễ trúng gió, cảm lạnh.” Đây là một suy nghĩ hoàn toàn sai lầm. Cộng với việc bố mẹ chủ quan, không chú trọng việc tắm rửa sạch sẽ, đúng cách cho trẻ như: tắm nước quá nóng hoặc quá lạnh sẽ khiến làn da trẻ bị tổn thương. 

1.4.Nứt da ở trẻ sơ sinh do mắc phải các bệnh lý về da

Trẻ sơ sinh mắc phải những căn bệnh ngoài da không phải là điều gì quá ngạc nhiên. Những loại bệnh ngoài da như: bệnh chàm, bệnh vảy nến,… Những loại bệnh ngoài da khiến trẻ cảm thấy khó chịu, ngứa ngáy dẫn đến quấy khóc, ốm sốt,…

1.5.Không cung cấp đủ ẩm cho da

Đối với làn da đặc biệt nhạy cảm của trẻ sơ sinh thì việc cấp ẩm cho da càng cần thiết, nó giống như việc chúng ta ăn uống hàng ngày vậy. Nếu sử dụng những sản phẩm kém chất lượng làn da của trẻ sẽ phản ứng ngay lập tức: dị ứng, bong tróc, ngứa ngáy,… Vì vậy, các mẹ nên sử dụng những sản phẩm được bác sĩ khuyên dùng. 

1.6.Sử dụng những sản phẩm tạo mùi nhiều, không lành tính

Không dừng lại ở việc bổ sung độ ẩm cho da mà ngay cả việc lựa chọn sản phẩm tắm hàng ngày cho trẻ cũng quan trọng không kém. Các mẹ tránh xa những sản phẩm có chất tạo mùi quá nhiều. Tìm đến sản phẩm có chiết xuất từ thiên nhiên, nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, lành tính, dịu nhẹ.

2.Bộ phận nào của bé dễ bị nứt da nhất?

Các mẹ có biết những vùng da nào trên cơ thể dễ gặp phải tình trạng nứt da ở trẻ sơ sinh nhất không?

2.1.Da mặt

Đây là vùng da mỏng manh, nhạy cảm nhất. Da mặt thường xuyên phải tiếp xúc với môi trường bên ngoài, dù các bậc phụ huynh đã che chắn, bảo vệ kỹ nhưng không thể tránh khỏi những tác nhân xấu từ môi trường ảnh hưởng đến làn da bé. 

Da mặt là vùng da mỏng manh, nhạy cảm nhất
Da mặt là vùng da mỏng manh, nhạy cảm nhất

Xem thêm:

2.2.Da bàn chân, da gót chân

Da chân có phần dày dặn hơn da mặt một chút. Trong quá trình vệ sinh cho bé hàng ngày bố mẹ thường vệ sinh qua loa, hay bôi kem dưỡng ẩm cho da vùng chân không đủ. Khi làn da bị gió rét, hanh khô, bụi bẩn tấn công sẽ dẫn đến da chân, gót chân của bé bị khô, nứt nẻ và tệ hơn là chảy máu nếu không phát hiện và chữa trị kịp thời.

Da chân có phần dày dặn hơn da mặt một chút
Da chân có phần dày dặn hơn da mặt một chút

3.Cách chữa nứt da ở trẻ sơ sinh như thế nào?

Nếu các mẹ tìm đọc trên Internet sẽ được bày rất nhiều cách trị nứt da ở trẻ sơ sinh như: sử dụng các phương pháp từ thiên nhiên (dầu oliu, dầu dừa, mật ong,…), các bài thuốc dân gian,… 

Tuy nhiên, mọi người cần phải sáng suốt nhìn nhận lại vấn đề là làn da của trẻ sơ sinh và sức đề kháng của cơ thể khác hoàn toàn với người lớn. Không thể tùy tiện bôi bất kì loại sản phẩm, loại kem lên da cho dù những loại đó rất tốt cho da của người lớn. 

Hiện nay, y học đã phát triển rất nhiều và cách điều trị an toàn nhất lúc này là cho trẻ đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám cẩn thận. Sau đó, sử dụng theo đơn thuốc bác sĩ đã kê và tái khám lại cho trẻ sau khi sử dụng hết thuốc.

Y học đã phát triển rất nhiều cách điều trị nứt da an toàn cho trẻ sơ sinh
Y học đã phát triển rất nhiều cách điều trị nứt da an toàn cho trẻ sơ sinh

Tóm lại, nội dung bài chia sẻ này đã cung cấp thêm cho các bậc phụ huynh rất nhiều kiến thức về chăm sóc trẻ nhỏ, đặc biệt là tình trạng nứt da ở trẻ sơ sinh. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào khác thì các bậc phụ huynh hãy để lại câu hỏi bên dưới để nhận được phản hồi sớm nhất nhé.