Béo phì khi mang thai ảnh hưởng sao đến thai kỳ?

Trong khoảng thời gian mang bầu sức khỏe của mẹ luôn được ưu tiên hàng đầu nhưng lại cũng dễ mắc bệnh nhất. Một trong số đó là béo phì khi mang thai và rất nhiều mẹ gặp phải. Liệu tình trạng này có ảnh hưởng gì đến sức khỏe của mẹ và thai nhi không thì Venus by Asian mời độc giả hãy đọc bài viết dưới đây để biết rõ hơn nhé. 

Nội Dung Chính

1. Dấu hiệu của béo phì khi mang thai

Theo những nghiên, thống kê về những loại bệnh thường hay mắc phải trong thời kỳ mang thai, tỷ lệ béo phì ở thời kỳ nào cao hơn rất nhiều so với những người phụ nữ bình thường. Hệ lụy kèm theo rất nguy hiểm như: sinh non, tiểu đường thai kỳ,…  Chính vì thế, các mẹ cần phải nắm rõ những dấu hiệu dễ nhận biết của béo phì khi mang thai. 

Dấu hiệu sẽ dựa vào chỉ số khối cơ thể (BMI) với công thức tính như sau: 

                                                Cân nặng (kg)

                                     BMI = ——————— 

                                               [Chiều cao (m)]2

Nếu các mẹ có chỉ số khối cơ thể lớn hơn 30 tức là đang bị béo phì rồi nhé. Bạn dễ dàng phát hiện tình trạng này khi đi khám thai theo định kỳ và sẽ được bác sĩ thông báo tình trạng sức khỏe của mẹ và bé. Lúc này, bạn cần phải theo dõi, thăm khám thường xuyên và có thể phải sử dụng thuốc hạ đường huyết theo kê đơn của bác sĩ. 

Nếu các mẹ có chỉ số khối cơ thể lớn hơn 30 tức là đang bị béo phì rồi nhé
Nếu các mẹ có chỉ số khối cơ thể lớn hơn 30 tức là đang bị béo phì rồi nhé

2. Béo phì ảnh hưởng đến mang thai như thế nào?

Thừa cân, béo phì không đơn giản là dẫn đến các bệnh về tim mạch cho những người bình thường. Đặc biệt, béo phì khi mang thai cực kỳ nguy hiểm, thậm chí dẫn đến tử vong cho mẹ và bé. Mọi người hãy đọc thật kỹ nội dung bên dưới để biết được mức độ nguy hiểm nhé. 

  • Tiểu đường thai kỳ: dễ di truyền sang bé và nguy cơ cao mẹ khó đẻ tự nhiên phải đẻ mổ 
  • Khó thở khi ngủ: giấc ngủ như giúp mẹ bầu “hồi sinh” sức khỏe sau một ngày dài mệt mỏi, xảy ra tình trạng mất ngủ, ngưng thở trong thời gian ngắn dễ bị huyết áp cao
  • Tiền sản giật: thường xảy ra sau khi sinh em bé, người mẹ dễ mắc phải suy thận, suy gan, co giật và trong một số trường hợp bị nặng dẫn đến đột quỵ
  • Đẻ con dễ bị dị tật bẩm sinh: mang thai con rất dễ to quá mức cho phép, gây khó khăn trong việc thăm khám và khi sinh ra bé có thể bị dị tật ở tim, phổi,,…
  • Sẩy thai, sinh non: theo thống kê mẹ nào bị béo phì khi mang thai có nguy cơ sảy thai cao hơn rất nhiều so với những mẹ có cân nặng bình thường.

 

XEM THÊM: Máy giảm cân có giúp ích giảm cân hiệu quả hay không?

3. Cách hạn chế tối đa tình trạng béo phì

Là một người mẹ dù chỉ trong quá trình mang bầu khi biết được hậu quả nghiêm trọng của béo phì khi mang thai, làm sao đành lòng để những chuyện không hay xảy ra với con mình được chứ. Ngay từ bây giờ, các mẹ cần phải tìm hiểu và thực hiện ngay những cách dưới đây để tình trạng này không xảy ra. 

Phải biết được hậu quả nghiêm trọng của béo phì khi mang thai
Phải biết được hậu quả nghiêm trọng của béo phì khi mang thai

3.1. Kiểm tra chỉ số đường huyết càng sớm càng tốt

Việc làm này nên được kiểm tra và phát hiện càng sớm càng tốt, nhất là trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Vì biết sớm thì tỉ lệ mắc phải những vấn đề ngoài ý muốn thấp đi. Trong trường hợp, mẹ không mắc phải béo phì khi mang thai thì có thể kiểm tra chỉ số đường huyết từ tuần 24 đến tuần 28.

3.2. Tập thể dục nhẹ nhàng khi mang thai

Nhiều mẹ có thể vì mang thai lần đầu hoặc sức khỏe yếu nên không dám vận động mạnh sợ ảnh hưởng đến thai nhi. Thế nhưng, theo khuyến cáo của bác sĩ việc thì tập thể dục, yoga nhẹ nhàng giúp cho việc sinh nở dễ dàng hơn, mẹ giảm bớt căng thẳng, mệt mỏi thì con sinh ra cũng vui vẻ. Đi bộ là bộ môn thể dục đơn giản và nhẹ nhàng nhất để cá mẹ thực hiện.

4. Chế độ ăn uống khi mang thai để không bị béo phì

Bạn có biết chế độ ăn quyết định đến 60% sức khỏe của mẹ và bé trong suốt 9 tháng 10 ngày mang thai không? Chế độ ăn như thế nào tốt cho cả mẹ và con thì mọi người hãy nhớ thật kỹ những nội dung dưới đây nhé.

Chế độ ăn như thế nào tốt cho cả mẹ và con
Chế độ ăn như thế nào tốt cho cả mẹ và con

4.1. Những thực phẩm “nghiêm cấm” dành cho bà cầu

Trong thời gian mang bầu, các mẹ không thể tùy tiện muốn ăn gì thì ăn. Dưới đây là một số thực phẩm các mẹ phải nói “không”.

  • Dứa, nhãn, đu đủ, khoai tây mọc mầm, rau sam
  • Các chất kích thích: caffeine, rượu,…
  • Đồ sống: trứng sống, cá sống, thịt tái hoặc thịt sống,…
  • Thực phẩm chứa nhiều dầu, mỡ, đồ ngọt, đồ chua
  • Thực phẩm để lâu

4.2. Theo dõi lượng thực phẩm đưa vào cơ thể mỗi ngày 

Để không phải là nạn nhân của béo phì khi mang thai, các mẹ cần nghiêm túc tuân thủ thực hiện chế độ ăn uống sau: 

  • Bổ sung những thực phẩm chứa nhiều vitamin, khoáng chất: hoa quả ít ngọt, rau củ, gạo lứt, các loại ngũ cốc,…
  • Thực phẩm ít béo, ít đường để tránh mắc phải tiểu đường khi mang bầu sẽ cực kỳ nguy hiểm
  • Ăn chậm, nhai kỹ 
  • Uống nhiều nước lọc, nước detox
  • Ăn những thực phẩm giàu protein: thịt nạc, các loại đậu, ngũ cốc nguyên hạt,…
  • Uống những loại thuốc bổ sung những chất trong quá trình mang bầu thường thiếu như: canxi, kẽm, sắt,…

 

XEM THÊM: Công nghệ cấy tinh chất giảm béo có thực sự hiệu quả?

Nhiều mẹ có thể vì mang thai lần đầu hoặc sức khỏe yếu nên không dám vận động mạnh
Nhiều mẹ có thể vì mang thai lần đầu hoặc sức khỏe yếu nên không dám vận động mạnh

Bị béo phì khi mang thai là điều ngoài ý muốn, không ai mong muốn bản thân mình mắc phải. 

Để không gặp phải tình trạng này cũng không quá khó, các mẹ chỉ cần chú trọng hơn vào những thực phẩm nạp vào cơ thể mỗi ngày. Với những chia sẻ ở trên, Venus By Asain mong rằng các mẹ có cơ thể khỏe mạnh trong suốt thai kỳ.